Otaku4ever
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Otaku4ever

Welcome to Otaku4ever!!!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Lịch sử về Manga&Anime

Go down 
Tác giảThông điệp
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 5:22 am

Manga và Anime là gì?

Manga đơn giản nghĩa là truyện tranh. Anime là hoạt hình được chuyển thể từ manga. Tuy rằng có người nói rằng Nhật Bản học tập truyện tranh từ phương Tây nhưng thực ra Nhật Bản đã vẽ những tranh hài về thú vật, biếm hoạ với những nét tương tự như manga hiện đại từ hàng ngàn năm trước, với mục đích giải trí và giáo dục.

Người đọc/xem: Trẻ em, người lớn, thanh niên tìm thấy ở manga và anime những thích thú giúp họ thoát khỏi cuộc sống nhạt nhẽo thường ngày để đến một thế giới huyền ảo, hết sức fantasy.

Tác giả: Không giống như truyện tranh của Mỹ, manga đại diện cho cách nhìn của chỉ một hoặc hai tác giả. Manga thường được đăng trên những tạp chí hàng tuần hoặc tạp chí in hai tuần một lần. Truyện phải được sáng tác đều đặn nhưng vẫn phải làm người đọc tò mò để tiếp tục mua số tiếp theo.

Nhân vật: Các nhân vật trong manga ngày càng đa dạng. Manga/ anime miêu tả sinh động học sinh, nhân viên công sở, thương gia và rất nhiều loại người khác nữa. Những nhân vật viễn tưởng từ tương lai hoặc từ quá khứ cũng được xây dựng rất nhiều, không hoàn hảo, tính khí kỳ quặc và khác người. Trong khi những siêu anh hùng của người Mỹ thường được tôn sùng bằng cách diệt phe "ác" thì những nhân vật trong manga Nhật Bản như trong những bộ nổi tiếng Doraemon and Ranma lại giống như những người bình thường: đi học, làm bài tập, và thậm chí vẫn bị bố mẹ mắng. Khả năng siêu nhiên hoặc những người bạn có phép màu (người ngoài hành tinh hoặc rôbô) làm cho những nhân vật đó trở thành đặc biệt.

Nếu xét về khuôn mẫu, nhân vật manga thường có mái tóc mượt mà và đôi mắt to, Matsumoto thường vẽ bằng những nét không đều, nhăn còn nhân vật của tác giả Miyazaki thì có nhiều nét mềm mại. Mái tóc cũng thể hiện giới tính của nhân vật, như những nhân vật nữ thường có mái tóc màu xanh lá cây hoặc xanh lam.

Họ cũng có niềm tin và ước mơ. Mọi hoạt động của họ thường dẫn đến một kết quả nhất định. Nếu những nhân vật chính có quyết định sai lầm, anh ta sẽ phải trải qua nhiều dằn vặt và học cách để sửa lửi của mình. Chính vì thế những nhân vật đó không ngừng phát triển, thay đổi, học kỹ năng mới, cải thiện kỹ năng cũ, trưởng thành hơn (tất nhiên là ko xảy ra trong những truyện như Doraemon). Những nhân vật "ác" thường không bị dồn vào đường cùng mà tìm thấy cách để chuộc lửi của mình.

Dù cuối cùng có thể tìm thấy hạnh phúc hay không thì những nhân vật trong manga đều rất "thật".

Đề tài: Cartoon ở Nhật Bản cũng không mang tính "trẻ con" như trên một số nước khác. Ngay cả manga dành cho trẻ em và những anime được chiếu trên TV ở Nhật cũng không bị ngăn cấm những thực tế như chết chóc, yêu đương... Quỷ (evil) thực sự không tồn tại vì ngay cả quỷ cũng có ước mơ, hi vọng và lý do để đấu tranh, những điều hết sức "con người". Trong khi truyện tranh ở Mỹ và nhiều nước tránh không miêu tả hoặc làm giản lược những công nghệ viễn tưởng thì rất nhiều anime Nhật lại thiên về đề tài này. Họ đã kết hợp công nghệ tương lai với sự sống khắc nghiệt ngày nay để xây dựng một thế giới tưởng tượng nhiều hấp dẫn (Neon Genesis Evangelion là một ví dụ kinh điển nhất). Chủ nghĩa lạc quan, không quá quan trọng thiện và ác là điều đặc biệt ở anime và manga Nhật: Sống là phải có mục đích, nếu không thì không cần đấu tranh làm gì; Làm việc chăm chỉ sẽ có kết quả nếu kiên nhẫn; Khó khăn có thể đến nhưng sẽ qua; Sức mạnh sẽ đến khi giúp đỡ và hi sinh vì người khác...

Manga và anime thường có kết thúc hợp lý. Những "anh hùng" có thể chết, cũng có thể cưới được người mình yêu, hoặc biến mất. Có ba kiểu kết thúc chủ yếu: "anh hùng" thắng và lên đỉnh cao, chết sau khi chiến thắng và thắng nhưng mất mát khá lớn...

~END~


Được sửa bởi ngày Wed Aug 08, 2007 6:42 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 5:32 am

Khởi đầu của manga

“Manga là cái gì?”. Đó không phải là một câu hỏi dễ dàng, và chúng ta cũng không thể có một câu trả lời chính xác hoàn toàn cho vấn đề này.

Rất nhiều người quan niệm rằng “Manga là comic của Nhật Bản”, và nó cũng không hoàn toàn chính xác. Đó là một sự hiểu lầm của những người không biết rõ về lãnh vực này, họ có lẽ đã nghĩ người Nhật ăn cắp comic từ phương Tây. Điều đó không đúng. Ở Nhật, nghệ thuật hoạt họa đã có từ rất lâu, và có một lịch sử lâu đời đằng sau sự phátriển của nó. Những bức tranh hài hước về các con vật hay tranh biếm họa người đã có từ hàng trăm năm, mang những nét tương đồng đáng kể với manga hiện đại. Dĩ nhiên, chúng ta cũng thấy rõ một vài khía cạnh của manga được lấy từ comic phương tây, ví dụ như Osamu Tezuka, cha để của manga hiện đại, bị ảnh hưởng từ by Walt Disney và Max Fleisher. Tuy nhiên, những đặc điểm chính như đường nét đơn giản hay đặc điểm họa tiết thì đích thị là của Nhật. Chúng ta có thể nói, rằng nghệ thuật hội họa Trung Quốc có ảnh hưởng nhiều hơn so với phương Tây.

Cái mà chúng ta gọi là manga bây giờ có khởi đầu là những cuộn tranh giấy thuộc về các vị sư đạo Phật tạo nên khoảng thế kỷ thứ VI, VII. Những cuộn tranh n�ày có những hình vẽ còn rất nguyên sơ và vẫn dùng chữ tượng hình, tiếp tục được lưu truyền, sử dụng những hình tượng truyền thống như hoa anh đào, lá phong đỏ thể hiện những khoảng thời gian thay đổi hay khi chuyển mùa. Cuộn tranh nổi tiếng nhất là cuộn Choujuugiga, “cuộn về thú”, tác phẩm với những con thú được nhân hóa như người mang những bức tranh châm biếm và chế nhạo đến cho các vị sư đây như tranh ngụ ngôn.

Đầu thế kỷ 13, những bức tranh bắt đầu được vẽ trên tường của rất nhiều ngôi chùa, cho con người thấy mặt kia của thế giới với nhân vật chính là những con-vật-hành-xử-như-người. Những bức tranh đó còn rất thô sơ, sần sùi và cố ý thổi phồng sự thật, tuy nhiên chúng cũng đã có hình thái và sự tương tự khá lớn đáng tôn trọng so với manga hiện đại. Hiện tượng này tiếp diễn trong hàng trăm năm, có ảnh hưởng tới nhiều thể loại khác, không chỉ văn học v� còn tới vài mặt khác của cuộc sống, dù phong cách không có gì thay đổi.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, bản thân những cuộn tranh này bắt đầu thu hút sự chú ý của dân chúng, chúng không chỉ được vẽ trên tường chùa nữa mà trên cả những tấm gỗ. Chúng được gọi là Edo, chủ đề của chúng không còn quá trọng về tôn giáo như trước mà được ảnh hưởng của rất nhiều mặt của cuộc sống, đặc biệt là kiến trúc ứng dụng kỹ thuật và nghệ thuật ngụ ngôn. Vào thời gian này, manga lần đầu tiên được sử dụng để miêu tả phong cách nghệ thuật. Những hình ảnh lúc này được xác định là kiểu trắng-đen, với những đường nét đơn giản và những khối màu nguyên thủy được chuyển màu từ từ, các lớp vẫn còn thô và các khối sạn hơn hẳn so với chì. Nhưng người xem vẫn thấy đó là một bước tiến thay vì điều đáng trách.

Năm 1702, Shumboko Ono, một trong những nghệ sĩ vẽ manga (giờ chúng ta gọi họ là “mangaka”), ông n� y xuất bản một bộ sách lớn về những hình ảnh đi kèm lời chú thích của ông, thực ra chúng nhìn vẫn như một bộ sưu tập các hình vẽ thay vì một câu chuyện có diễn biến và nội dung. Tuy nhiên nó cũng đã rất xứng đáng khi được rất nhiều sự ủng hộ. Tranh và lời chú ngay sau khi vừa ra đời đã ngay lập tức nhận được rất nhiều tình cảm vì chúng rải rác tới mọi tầng lớp, và người đọc có thể dễ dàng hiểu được hàm ý mà bức tranh muốn truyền đạt. Đó là cách mà manga phát triển trong hơn một trăm năm tiếp theo, trong những bộ sách gộp những câu chuyện thành những bức tranh vẽ mực lệch lạc bị mờ giữa phần chữ và phần hình từng khúc vẽ, bằng cách dùng cọ viết chữ đã khiến tranh bị mờ đi, nhưng lại khiến những những bức tranh có phần sau ví như kể chuyện, v� kể chuyện lại hóa ra có phần say mê hơn.

Năm 1815, thuật ngữ “manga” được sinh ra bởi nghệ sĩ Hokusai (1760-1849), một nghệ sĩ điêu khắc gỗ nổi tiếng đã có hơn 30.000 tác phẩm hội họa. Ông cũng là tác giả của bản khắc gỗ sóng biển, bản khắc nổi tiếng nhất đã đem đến tên tuổi cho Hokusai và cũng là đại diện và tiêu biểu cho nghệ thuật hoạt họa truyền thống Nhật Bản. Thuật ngũ manga mới mẻ này được tạo nên bởi 2 chữ tiếng Trung là “man(mạn)”, nghĩa là “vô tình”, “ngẫu nhiên”, “tự coi nhẹ” và “ga (họa)” l� tranh. Hokusai dùng thuật ngữ manga để miêu tả chính những tác phẩm hoạt họa của mình.

Từ mới này đi vào thông dụng vào cuối thế kỷ 18 với sự xuất bản của những cuốn sách như “Mankaku zụhitsu” của suzuki Kankei năm 1771 và sách tranh “Shiji no yukikai” của Santa Kyoden năm 1798, và đầu thế kỉ 19 với những cuốn sách như “Mâng hyakujo” của Aikawa Minwa năm 1814 và Hokusai manga nổi tiếng với đủ loại tranh họa từ cuốn phác thảo của nghệ sĩ ukiyo-e nổi tiếng Hokusai. Tuy nhiên, các giga (hí họa, tranh h� i), đặc biệt là chōjū jinbutsu giga(鳥獣人物戯画) , “hí họa về người và vật”, được vẽ vào thế kỉ 12 do rất nhiều họa sĩ, chứa đựng rất nhiều những mẩu truyện có chất lượng giống như manga ở những điểm nhấn về cốt truyện hay nét vẽ đơn giản v� nghệ thuật.

Manga Hokusai

Đó là một seri sách phác thảo bởi nghê sĩ người Nhật Hokusai được phát hành từ năm 1814 đến 1878 tổng cộng 15 tập. Mặc dù bấy giờ là một nghê sĩ Nhật Bản nổi tiếng nhưng khi còn niên thiếu ông đã bị đuổi khỏi xưởng vẽ của Katsukawa Shunshō bởi thầy mình vì tội vi phạm nguyên tắc nghệ thuật. Suốt cuộc đời mình ông phát triển một phong cách nghệ thuật bất thường được công nhận ở Châu Âu nhiều hơn ở Nhật Bản. Hokusai là người đầu tiên sử dụng từ manga, dịch nôm na sang tiếng Anh là pictorial whims (whimsical pictures). Ở bước đầu này những bức tranh quả thật không ăn nhập với nhau. Các tác phẩm của Hokusai bao gồm các bản phác thảo từ rất nhiều các chủ đề gồm cả nhân vật lịch sử, kiến trúc, ngành nghề, thần thánh, yêu quái, núi non, hoa và chim. Những bức tranh phác thảo rất tự nhiên này không chủ ý đi vào chi tiết mà chỉ tập trung vào ý nghĩa đằng sau bức tranh.

Hokusai tạo ra rất nhiều những bản khắc gỗ được coi là Ukiyo-e. ukiyo-e nổi lên được ưa chuộng trong kinh đô văn hóa của Edo (Tokyo) vào khoảng giữa nửa cuối thế kỷ 17, thường là các tác phẩm đơn sắc của Hishikawa Moronobu vào những năm 1670, bởi nó có thể được sản xuất dễ dàng. Đến lúc n� y thì các tác phẩm tập thể không còn lung tung nữa mà được kể thành chuyện dưới dạng các tập phác thảo, thường có khoảng một tá cho mỗi câu chuyện.

----> To be continue
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:35 am

Ukiyo-e

Tiếng Nhật (浮世絵, Ukiyo-e), "phù thế hội"( tranh về thế giới trôi nổi) là một hình thức bản khắc gỗ của Nhật hay tranh vẽ được làm ra khoảng giữa thế kỷ 17 và 20, thường về phong cảnh, nhà hát hoặc khu ăn chơi. Đó là hình thức nghệ thuật in bản gỗ của Nhật Bản.

Ukiyo, nghĩa là “phù thế”, thế giới trôi nổi, chỉ nền văn hóa trẻ mạnh mẽ nổi lên ở trung tâm đô thị Edo (nay là Tokyo), Osaka và Kyoto mà tự tách mình ra khỏi thế giới. Đây cũng là một sự bóng gió đầy mỉa mai khi đây là từ đồng âm với “憂き世” “ưu sầu giới” (thế giới ưu phiền), thế giới bằng phẳng của chết đi và tái sinh mà Phật giáo tìm kiếm. Hình thức nghệ thuật này trỗi dậy trở nên rất được yêu thích tại văn hóa đô thị Edo (Tokyo) suốt nửa cuối thế kỷ 17, mở đầu là những tác phẩm đơn sắc của Hishikawa Moronobu những năm 1670. Ban đầu, chỉ có mực Ấn Độ được sử dụng, sau đó thì vài bản in được tô màu bằng tay bằng bút lông, nhưng tới thế kỷ 18 thì Suzuki Harunobu phát triển kỹ thuật in nhiều màu, sản xuất ra nishiki-e
Ukiyo-e có giá cả phải chăng vì nó có thể sản xuất hàng loạt. Chúng được dùng chủ yếu cho những người dân thường, những người không đủ giàu có để mua được một bức tranh thật sự. Chủ đề ban đầu của ukiyo-e à cuộc sống đô thị, đặc biệt là các hoạt động và quang cảnh ở các khu giải trí. Những kỹ nữ xinh đẹp, võ sĩ sumo to lớn và các diễn viên được yêu thích đều được thể hiện gắn với các hoạt động hấp dẫn. Sau đó thì tranh phong cảnh cũng đươc yêu thích. Vấn đề chính trị, những cá nhân ở tầng lớp trên so với tầng lớp thấp nhất của xã hội như kỹ nữ, đô vật, diễn viên, không được phép xuất hiện trên những bản in này nữa và rất hiếm khi xuất hiện. Tình dục cũng à một chủ đề bị cấm, nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện trên các bản in của ukiyo-e. Đôi khi các nhà xuất bản và nghệ sĩ vẫn bị trừng trị vì tạo ra những shunga về tình dục rõ ràng.

Cuối thế kỷ 18

Sự thay đổi tích cực trong văn hóa diễn ra ở tầng lớp trung lưu khi người ta sáng tác những chuyện chữ giống như manga để sản xuất hàng loạt. Khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu thông thương với Nhật Bản, Nhật Bản bước vào một thời kỳ hiện đại hóa và toàn cầu hóa nhanh chóng. Vì thế, họ nhập những nghệ sĩ nước ngoài vào để dạy những thứ như đường nét, hình khối và màu sắc, những thứ chưa bao giờ được tập trung trong ukiyo-e, nơi mà ý đằng sau bức họa mới là cái được coi trọng. Manga thời đại này được biết tới là Ponchi-e (Punch-picture) và , như bản sao nước Anh của nó, tạp chí Punch, chủ yếu miêu tả hài hước và châm biếm chính trị trong một mẫu ngắn, 1 đến 4 tranh. Ponchi-e là một cuộc cách mạng của ukiyo-e với sự ảnh hưởng lớn của thế giới phương Tây. Sự thương mại của Nhật Bản với các nước Phương Tây , đặc biệt à Mỹ khiến phong cách nghệ thuật thay đổi với mục đích du nhập những ảnh hưởng bên ngoài vào chính văn hóa của họ. Nhật Bản đã sáp nhập rất thà nh công nhiều hình thức của phương Tây trong thời gian n� y bao gồm cả chính phủ và hệ thống giáo dục. Ponchi-e khác với ukiyo-e vì không còn phác thảo khi vẽ, giờ đây các nghệ sĩ tập trung vào đường nét, hình khối và màu sắc. Hình thức dùng 12 bức tranh để kể một câu chuyện cũng từng bước bị hủy bỏ và rất nhiều người sau đó dùng 4 ô cho mỗi trang. Khoảng năm 1946, trong tập Shokokumin Shimbun của Osaka (Báo cho trẻ em của trường Mainichi), Osamu Tezuka, sinh viên đại học 17 tuổi ra mắt tác phẩm đầu tay “Nhật ký của Ma-chan”, ponchi-e 4 ô truyện tranh trên cột truyện tranh của báo.

Trong suốt quãng thời gian cuối thời kỳ Mieji đến trước Thế chiến II, những mangaka cao quý bao gồm cả Rakuten Kitazawa và Ippei Okamoto. Rakuten Kitazawa trau dổi dưới Frank A. Nankivell, một nghệ sĩ Úc, cộng tác với Jiji Shimpo sau khi được giới thiệu với ông này bởi Yukichi Fukuzawa. Sau đó, Rakuten xuất bản nhiều cột truyện tranh nổi tiếng như Tagosaku to Mokubē no Tōkyō-Kenbutsu (田吾作と杢兵衛の東京見物, "Tagosaku v� Mokube thăm quan Tokyo") (1902), Haikara Kidorō no Sippai (灰殻木戸郎の失敗, "Thất bại của Kidoro Haikara") (1902). Ippei Okamoto là người sáng lập ra Nippon Mangakai, tổ chức hoạt họa đầu tiên ở Nhật Bản. Manga manbun của ông, ví dụ như Hito no Isshō (人の一生, "Đời một con người") (1921), có tác động lớn đến những mangaka bấy giờ và trở thành nguyên mẫu của những manga viễn tưởng sau này.
-----> To be continue


Được sửa bởi ngày Wed Aug 08, 2007 6:41 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:35 am

Tezuka Osamu – “Ông thần manga”

Người có ảnh hưởng lớn đến manga hiện đại – một trong những người nổi tiếng nhất trong thế giới manga hiện đại. Atom vĩ đại, manga nổi tiếng nhất của ông được biết đến trên toàn thế giới, nó đã được dựng thành anime và được trình chiếu khắp nơi cho tất cả mọi người trên TV ở Mỹ những năm 60 của thế kỷ 20 tên là Astro Boy. Manga mà mọi người biết đến trong thế kỷ 20 và 21 chỉ thực sự đi vào thực tế sau khi ông được rộng rãi công nhận là cha của manga theo chuyện phổ biến rộng rãi. Năm 1945, Tezuka khi đó đang học ngành Y, xem được một bộ phim hoạt hình tuyên truyền tên là Momotarou Uminokaihei với phong cách bị ảnh hưởng lớn từ Fantasia của Disney. Là phim cho trẻ em, chủ đề chính của Fantasia là hòa bình và hi vọng trong khoảng thời gian u tôi. Tezuka có cảm hứng sâu sắc từ bộ phim và sau đó quyết định trở thành một nghệ sĩ hoạt họa, cái mà lúc đó (thậm chí bây giờ) là một lực chọn thiếu suy nghĩ cho một bác sĩ đủ tư cách. Sau đó ông có bình luận rằng một phần lý do ông tham gia học y là để tránh nghĩa vụ quân sự và rằng ông thực sự không thích nhìn thấy máu.

“Nhật ký của Ma-chan” nhanh chóng được xuất bản riêng. Osamu Tezuka tiếp tục với Shin Takarajima (Tân Đảo Giấu Vàng) năm 1947. Đây là manga đã đưa Tezuka thành cái tên của mọi nhà trên toàn Nhật Bản. Đó là một câu chuyện dài hành động- phiêu lưu lấy cảm hứng từ sách của Robert Louis Stevenson, về một cậu bé tên Pete, người tìm được một tấm bản đồ kho báu tới Đảo Giấu Và ng và dấn mình vào cuộc hành trình tìm kiếm. Phong cách vẽ Tây phương và nhịp độ nội dung nhanh hấp dẫn sự chú ý rất nhiều và trở thành đầu sách bán chạy nhất vớ 400,000 bản, đặt nền móng cho cơn sốt manga và phong cách hiện đại của nó. Tezuka bắt đầu làm việc vào seri truyện dài đúng khổ đầu tiên (xuất bản định kỳ, giống như manga ngày nay) là Jungle Taitei năm 1950. Nó được biết đến ở phương Tây là Kimba the White Lion. Tezuka bắt đầu xuất bản manga dưới nhiều thể loại với nội dung phù hợp với người trưởng thành. Điều này gây ra sự hứng thú với manga nói chung, và sự phổ biến của nó lại tăng lên.

Tezuka giới thiệu những chuyện kể giống như phim và nhân vật dưới dạng hoạt họa trong đó mỗi tập như phim và một phần của câu chuyện lớn hơn. Những phần chữ duy nhất trong truyện tranh của Tezuka là lời thoại của nhân vật và nó cho truyện phần chất lượng của phim. Tezuka cũng hòa nhập những đặc điểm khuôn mặt của Disney, khi mắt, miệng, lông mày và mũi của nhân vật được vẽ với lối cường điệu thái quá để thêm phần rõ rệt cho tính cách nhân vật với chỉ vài nét vẽ, chính điều này khiến tác phẩm của ông được ưa chuộng. Điều này cũng phần n� o làm sống lại truyền thống ukiyo-e khi mà tranh vẽ là sự thể hiện của ý hơn là vật chất thực tế.

Ban đầu, truyện tranh của ông được xuất bản trên tạp chí cho trẻ em. Nhanh sau đó, nó tự mình trở th� nh một tạp chí hàng tuần hoặc hàng tháng đặc biệt, mà bây giờ à nền tảng của nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản. Tezuka sáng tác truyện tranh của mình với hầu hết các thể loại phim ảnh lúc bấy giờ, các bộ truyện tranh dài tập của ông phân bố từ hành đông phiêu lưu (như “Kimba the White Lion”, hay còn gọi là “Jungle Emperor Leo”) tới kịch tính (như Black Jack), tới viễn tưởng (như Astro Boy) hay kinh dị (như Dororo, Cậu bé ba mắt.). Mặc dù Tezuka được phương Tây biết đến như người sáng tác ra bộ phim hoạt hình cho trẻ em Astro Boy nhưng rất nhiều những manga của ông có tiếng nói ngầm rất chín chắn và đôi khi đen tối. Hầu hết các nhân vật chính trong manga của ông có một hoàn cảnh bi kịch. Ví dụ, Atom (Astro Boy) được tạo ra bởi một nh� khoa học đau khổ muốn tạo một phiên bản của đứa con trai đã chết nhưng rồi lại bỏ mặc cậu bé, cha của Kimba bị thợ săn con người giết hại và sự xung đột giữa con người và thiên nhiên là chủ đề tuần ho� n của bộ truyện; Astro Boy trong Dororo sinh ra què cụt lung tung vì cha cậu đã đem đang 48 mảnh của Dororo khi còn ẵm ngửa cho 48 con quỷ.
Một vài người chỉ trích Tezuka dùng bi kịch thái quá trong truyện của mình. Với sự ra đời của manga cho trẻ em tăng lên, thị trường truyện tranh cũng mở rộng nhanh chóng và manga trở thành một phần văn hóa chủ yếu của Nhật Bản. Tezuka aungx cống hiến cho xã hội sự chấp nhận đối với manga. Bằng bác sĩ cũng như danh hiệu tiến sĩ triết học trong khoa học y học cùng với những cốt chuyện nghiêm túc đã làm chệch hướn những chỉ trích rằng manga là thiếu tế nhị và không tốt cho trẻ em. Ông cũng là người cố vấn cho một số những họa sĩ truyện tranh quan trọng như Fujiko Fujio(tác giả của Doraemon), Fujio Akatsuka và Shotaro Ishinomori

Gekiga (劇画) kịch họa

Tiếng Nhật của “kịch họa”. Thuật ngữ này được đúc ra bởi Yoshihiro Tatsumi và được sử dụng bởi những họa sĩ truyện tranh nghiêm túc hơn và không muốn thương phẩm của họ bị coi là manga, mạn họa, những hình vẽ lung tung. Điều này cũng tương tự như Will Eisner bắt đầu gọi truyện tranh của mình là "graphic novels” đối lại với "comic books" với lý do cũng vậy.
Tatsumi bắt đầu xuất bản “gekiga” năm 1957. Gekiga có sự khác biệt lớn so với đa số manga cùng thời chỉ nhắm tới trẻ em. Những bức kịch họa này nổi lên không phải từ dòng xuất bản manga chính ở Tokyo đi đầu là Tezuka mà từ những thư viện cho mượn sách ở Osaka. Ngành công nghiệp thư viện cho mượn sách chịu đựng nhiều sự thử nhiệm và chống đối để được xuất bản hơn nhiều so vớ dòng chính “Tezuka camp” trong thời gian này.
Tới cuối những năm 1960 và đầu 1970 những đứa trẻ lớn lên đọc manga cần một cái gì hướng tới tầng lớp độc giả lớn tuổi hơn và gekiga cung cấp vừa đúng chỗ hụt. Thêm và o đó là thế hệ đặc biệt này được biết tới là thế hệ manga và đọc manga là một hình thức của nổi loạn (tương tự như vai trò của rock and roll với dân hippies ở Mỹ). Đọc manga đặc biệt phổ biến những năm 1960 trong những người phản đối Hiệp ước an ninh và lao động Mỹ-Nhật và sinh viên các nước phương Đông phản đối các băng nhóm vào thời gian này. Những thanh niên này trở thành “thế hệ manga”.
Với sự phát triển rộng rãi của những truyện tranh ngầm này, đến cả Tezuka cũng bắt đầu thể hiện ảnh hưởng của gekiga trong những tác phẩm như Hi no Tori (Phoenix), ra đời đầu những năm 1970, và đặc biệt là trong Adolf, đầu những năm 1980. Adolf chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác phẩm của Tatsumi, với phong cách thực tế hơn và bối cảnh u ám hơn đa số tác phẩm của Tezuka. Ngược lại Tatsumi bị ảnh hưởng từ Tezuka qua kỹ thuật kể chuyện.
Không chủ chuyện kể trong gekiga nghiêm túc hon mà cả phong cách cũng thực tế hơn. Gekiga cấu thành tác phảm của thế hệ họa sĩ truyện tranh lập dị đầu tiên của Nhật Bản. Mặc dù mục tiêu ban đầu của gekiga là đưa đến những câu truyện thực tế hơn, chín chắn hơn nhưng vài tác giả đã lạm dụng định nghĩa ban đầu này để cho ra những tác phẩm chỉ đơn thuần mang yếu tố giật gân.
Kết quả của việc Tezuka thu nhận phong các và cốt chuyện của gekiga, một sự chấp nhận của những câu chuyện mang tính đa dạng và thử nghiệm trên thị trường truyện tranh chính, thường được nhắc đén là Thời đại hoàng kim của Manga. Điều này bắt đầu từ những năm 1970 và tiếp tục trong những năm 1980. Năm 1977, nhà văn Kazuo Koike đặt nền móng cho chươg trình giáo dục Gekiga Sonjuku, nhấn mạnh tính cách chín chắn và mạnh mẽ của nhân vật trong manga
Khi dòng tạp chí shounen manga càng lúc càng thương mại hóa, ảnh hưởng của gekiga bắt đầu phai nhạt. Gần đây, nhà xuất bản tạp chí shounen chịu nhiều ảnh hưởng của gekiga và có những tác phẩm loại này có nền móng thiên về xuất bản ngầm (thường là tạp chí seinen). Thêm vào những hoạt động nghệ thuật đã nhập vào dòng manga lập dị như sự nổi lên của tạp chí tiên phong Garo khoảng thời gian gekiga được chấp nhận v� o thị trường manga chính và rất lâu sau hoạt động của Nouvelle Manga. Nhưng hoạt động đã thay thế gekiga là manga lập dị ở Nhật Bản.
Dù đại khái là cũng tương đương như comic ở Mỹ, manga nắm một ví trí quan trọng hơn nhiều trong nền văn hóa Nhật Bản so với comic trong nền văn hóa Mỹ. Trong lãnh vực kinh tế, doanh số bán ra hàng tuần của manga ở Nhật vượt xa doanh thu hàng năm của nền công nghiệp comic tại Mỹ. Một vài tạp chí lớn đăng khoảng một tá chương truyện của những tác giả khác nhau có thể bán tới vài triệu bản mội tuần. Manga được tôn trọng dưới cả lãnh vực nghệ thuật hay như một hình thức văn học phổ thông, dù nó vẫn chưa chạm tới mức chấp nhận của những hình thức nghệ thuật cao hơn như điện ảnh hay âm nhạc. Tuy nhiên, sự chấp nhận với anime v� một số tác phẩm manga của Hayao Miyazaki đang dần thay đổi sự nhận thức về anime và manga, đặt chúng gần hơn với danh hiệu nghệ thuật “cao hơn” . Sự đối chiếu của nó ở Mỹ, một vài manga bị chỉ trích vì bạo lực hay tính dục. Ví dụ, một vài chuyển thể của manga thành phim như Ichi the Killer hay Old Boy được xếp hạng “hạn chế” hay “người lớn” ở Mỹ. Nhưng dù sao thì cũng không có hướng dẫn chính quy hay pháp luật gì giới hạn những gì được vẽ trong manga, ngoại trừ một đạo luật mập mờ áp dụng cho tất cả các t� i liệu xuất bản rằng “Tất cả những tài liệu có hành vi khiếm nhã thái quá không được phép lưu hành”. Sự tự do này đã cho phép họa sĩ vẽ manga cho mọi lứa tuổi và về mọi chủ đề.

~END~


Được sửa bởi ngày Wed Aug 08, 2007 6:42 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:38 am

Tóm tắt lịch sử manga

Tóm tắt bài báo của Eri Izawa

Phần 1: Thủa sơ khai của manga

Năm 1815, từ manga được tạo ra bởi nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng Hokusai. Ông dùng hai âm Hán - man ('tự do') và ga ('bức tranh') để diễn tả 'truyện tranh' của mình. Thế nhưng, một thiên niên kỷ trước Hokusai, Nhật Bản đã có manga, dưới dạng những bức tranh cuộn với từng chuỗi các hình và chữ liên kết với nhau để kể chuyện. Những bức tranh cuộn đầu tiên (Bức bên trái từ thế kỷ 12 và dưới là bức từ thế kỷ 13) là dành riêng cho tầng lớp thượng lưu thời đó nhưng manga ngày này thì chủ yếu dành cho đông đảo quần chúng. Vào cuối thế kỷ 18, sự thay đổi mạnh mẽ về văn hoá đã diễn ra ở tầng lớp trung lưu khi họ sáng tác ra những tác phẩm giống manga cho đông đảo quần chúng. Sách được in bằng khuôn gỗ. Những truyện dành cho người lớn có sự tường thuật và những đoạn đối thoại được viết bằng chữ mờ đã tạo ra thể loại kết hợp cả chữ và tranh.

Cũng giống như manga, thể loại này bao gồm: hài hước, kịch, phiêu lưu và cả khiêu dâm nữa. Khi Nhật Bản tiếp thu nền văn hoá, kỹ thuật và kiến thức phương Tây vào cuối thế kỷ 19 thì những 'manga' này bị thay thế bởi sự lai tạp giữa truyền thống và hoạt hoạ phương Tây. Nửa sau thế kỷ 20, truyện tranh Nhật Bản và Mỹ tuy có nhiều sự giống nhau và đều rất phổ biến nhưng Nhật Bản vẽ 'manga' còn Mỹ thì vẽ 'comics'.

Một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất trong nền manga hiện đại, Tezuka Osamu, 'vị thần manga' với bộ Mighty Atom, bộ manga nổi tiếng nhất của ông, bộ truyện đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới; vào những năm 60 đã được chiếu rộng rãi trên truyền hình ở Mỹ dưới tên Astro Boy. Trong cuốn tiểu sử tự thuật của ông, Tezuka đã giải thích tại sao manga của ông lại khác những bậc tiền bối:
Hầu hết những bộ manga trước đây thường chia thành hai phe đối lập như tình tiết trong các vở kịch. Nhân vật chính ở sân khấu bên trái còn sân khấu bên phải thì phụ thuộc nhiều vào tác giả. Khi tôi nhận ra rằng việc miêu tả tâm lý nhân vật rất quan trọng, tôi đã cố gắng để dạy học trò của mình về những kỹ nghệ điện ảnh trong phim Đức và Pháp. Lúc đó tôi thấy cần phải tiến lại gần hơn, nhìn từ nhiều góc độ một nhân vật. Chính vì thế, tôi cố gắng dùng thật nhiều khung hình và nhiều trang để 'ghi lại' (capture) những chuyển động và những trạng thái tình cảm mà trước đó, người ta thường chỉ dùng một khung hình mà thôi. Khi tôi kết thúc một công việc thì số trang tối thiểu của một bộ lên đến trên 1000 trang dài. Tiềm lực của manga ko phải chỉ là gây cười, tạo nước mắt, làm sợ hãi hay tức giận; tôi xây dựng những câu truyện có kết thúc ko nhất thiết là tốt đẹp.

Sau một thời gian đi vẽ tranh hoạt hoạ vui cho các tờ báo, Tezuka bắt đầu xuất bản truyện tranh vào năm 1947 với bộ New Treasure Island(Hòn đảo giấu vàng !!!), một truyện đã được xuất bản dưới dạng akahon (tiếng Nhật: aka-đỏ; hon-sách; akahon: sách đỏ), một loại truyện tranh giá rẻ với mực đỏ 'loè loẹt' ở bìa. Akahon là một ngành công nghiệp mới phát triển ở Nhật thời đó, có tác dụng cung cấp sách giải trí cho trẻ em với giá rẻ trong thời gian Nhật Bản vừa thoát khỏi chiến tranh. New Treasure Island đã lật lịch sử manga sang trang mới. Bộ truyện đã bán được trên 400,000 bản. Tezuka chuyển đến ở một căn hộ ở Tokyo, nơi trung tâm của các nhà xuất bản và nhanh chóng đào tạo ra rất nhiều mangaka(hoạ sĩ vẽ manga) nổi tiếng, những người đã giúp ông rất nhiều. Sự cách tân của Tezuka và các học trò của mình trong manga đã làm biến đổi thị trường manga: trẻ em, lớn lên trong những bộ manga của Tezuka và học trò, không giống như những bậc trưởng bối, vẫn tiếp tục đọc manga khi họ lên trung học cơ sở, phổ thông và đại học.

Phần 2: Manga dành cho con trai

Vào năm 1954, khi truyền hình bắt đầu phát sóng, mới có 866 TV. Đến năm 1959, đã có hơn 2 triệu. Những chương trình hàng tuần trênTV bắt đầu giới thiệu về các ngành thông tin và giải trí trong thời gian hậu chiến tranh ở Nhật. Năm 1956, lăng xê các tạp chí hàng tuần bắt đầu phát triển. Đến năm 1959, tuần báo dành cho trẻ em bắt đầu. Ban đầu, chủ yếu là các thông tin chung và giải trí, manga chiếm chưa đến 40% nội dung. Lưu hành của loại hình này cũng thấp, vào khoảng 200,000. Ngay sau đó, các nhà xuất bản phát hiện rằng, nếu manga càng được in nhiều thì họ càng bán được nhiều.

Ở Nhật Bản, chính phủ ko quản lý ngành công nghiệp truyện tranh như ở Mỹ. Ngành này tiếp tục phát triển. Những truyện phiêu lưu và giả tưởng như truyện của Tezuka đã thống trị các tạp chí shounen (tạp chí dành cho boys). Đến cuối những năm 50, một thể loại manga mới ra đời (gekiga), tinh vi và đứng đắn hơn ra đời. Sự độc ác, sâu sắc và bạo lực đã làm manga trở nên 'thật' hơn về cả cách vẽ lẫn nội dung. Những hoạ sĩ vẽ manga gekiga nổi tiếng: Sanpei Shirato và Takao Saitoh, nổi tiếng với các bộ The Legend of Kamui (Huyền thoại Kamui) và Golgo 13.

Cuối những năm 60, manga seinen (manga dành cho tuổi trẻ) chiếm lĩnh thị trường. Các hoạ sĩ chuyển sang thể loại shounen (dành cho boys) nhưng nhiều hoạ sĩ khác thì làm việc trong các tạp chí seinen, loại tạp chí dần dần chiếm mất thị trường của shounen. Các tạp chí shounen đã cố gắng để lấy lại thể loạ gekiga để thu hút được các độc giả cũ. Trong cuộc chiến dành độc giả, shounen đã mất đi những cậu bé thuộc lứa tuổi thấp, những độc giả truyền thống trước đây của thể loại này. Năm 1968, tạp chí Jump ra đời và trung thành với tầng lớp preteen (những người đọc < 13 tuổi) và dẫn đầu trong đầu những năm 70. Nhờ điều đó, Jump thu hút được hầu hết các mangaka nổi tiếng nhất trong khi những nhà xuất bản khác phải nới lỏng dần chính sách với các mangaka. Sau đó, Jump tiếp tục cho ra đời những bộ manga dài tập như Dragon Ball (tác giả: Akira Toriyama) và tiếp theo là Slam Dunk (tác giả: Inoue Takehiko). Năm 1980, số bán ra là 3 triệu, 1985, 4 triệu, 1988, 5 triệu, 1994, con số kỉ lục, 6.2 triệu, bỏ xa bất cứ nhà xuất bản nổi tiếng nào khác của Nhật. Vào năm 1994, hai nhà xuất bản đứng sau đạt 3.74 triệu và 1.27 triệu.

Phần 3: Manga dành cho con gái

Giống như shounen manga, manga shoujo (manga dành cho girls) phát triển mạnh vào thập kỷ sau năm 1945. Các tạp chí dành cho học sinh nữ trung học cơ sở đã cho vẽ các tranh vui như các tạp chí Mỹ cho đến năm 1954 khi Tezuka mở đầu cho việc vẽ manga dài tập với nhiều tình tiết phiêu lưu, fantasy, lãng mạn hơn trong truyện Ribon no kishi (Hiệp sỹ Ribbon). Vào những năm 50 và đầu những năm 60, các mangaka nam vẽ cả shounen và shoujo. Mối quan hệ mẹ - con gái chiếm ưu thế. Các truyện về quan hệ boys - girls trở nên hiếm, nhất là phụ thuộc theo lứa tuổi. Năm 1963, shoujo manga được đăng hàng tuần.

Các nhà xuất bản rơi vào tình trạn khan hiếm hoạ sĩ và họ bắt đầu tìm đến những hoạ sĩ nữ. Từ năm 1967 đến 1969, hàng loạt các hoạ sĩ mới xuất hiện, đặc biệt là thế hệ những hoạ sĩ tên tuổi sinh vào năm 49: Môt Hagio (nổi tiếng với Họ là Eleven va A, A), Yumiko Ohshima, Keiko Takemiya (Toward the Terra - Thẳng đến Terra), Riyo Ikeda (Rose of Versailles - hoa hồng Véc-sai, xem bên trái) và Ryoko Yamagishi. Họ tiếp tục phát triển và vượt quá giới hạn truyền thống như trong Hoa hồng Véc-sai, tiếp tục cho thêm nhiều tình tiết, cốt truyện và kiểu nhân vật để thu hút các độc giả lớn tuổi hơn. Một cách kỳ lạ, những tạp chí shoujo hàng tuần bắt đầu kết thúc. Các hoạ sĩ cảm thấy rằng in hàng tuần sẽ gò bó họ trong việc phát triển hành động nhân vật và chính vì thế công việc thật khó khắn. In hàng tuần chuyển dần sang hai tuần một lần, và sau đó là hàng tháng.
Cuối những năm 70, shoujo manga ko còn thuần nhất nữa. Truyện viễn tưởng, phiêu lưu và tình cảm đồng giới trở thành dòng chủ đạo. Đầu những năm 80, những thể loại manga dành cho 'ladies' (girls lớn tuổi) ra đời nhưng ko được hưởng ứng nhiệt tình. Phụ nữ sinh sau năm 1950 tiếp tục trung thành với shoujo manga. Bộ Margaret làm nhiều người đọc manga cổ điển phải đỏ mặt vì nội dung quá cách tân của nó. Bộ Hana to yumi tiếp tục thể loại viễn tưởng và fantasy. Bộ Margaret Special tiếp tục lấn tới hơn nữa về cách vẽ.

Ngày nay, nhiều người Mỹ đọc tiểu thuyết trên tàu. Nhưng ở Nhật Bản, mọi người, kể cả thương gia, đều đọc truyện tranh trên tàu...

~END~


Được sửa bởi ngày Wed Aug 08, 2007 6:43 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:39 am

Lịch sử Anime

1958 Bộ phim hoạt hoạ "Legend of the White Serpent" (thần thoại về chòm sao Serpent Trắng) của Taiji Yabushita đã thực sự hấp dẫn giới trẻ Châu Á, trong đó có cậu bé 17 tuổi Hayao Miyazaki
1963-67 Loạt phim chiếu trên TV Astro Boy, Gigantor và Speed Racer phổ biến ở Nhật và Mỹ
1979 Miyazaki tung ra bộ phim Castle of Cagliostro (Lâu đài Cagliostro) về tên trộm anh hùng Lupin
1982 Macross xuất hiện đã mở ra thời kỳ công nghệ Robot kiểu Mỹ
1983 Dallos, bộ OAV anime đầu tiên xuất hiện ở Nhật
1983 Bộ manga đầu tiên, Barefoot Gen, được dịch sang Tiếng Anh và sau đó được làm anime
1987 The Wings of Honneamise (Đôi cánh Honneamise) được phát hành; anime trở thành một loại hình nghệ thuật
1988 Chuyện kể của Akira, Otomo về những thiếu niên kỳ tài ở Tokyo đã làm khuấy trộn cả ngành công nghiệp hoạt hoạ ở phương Tây
1989 Kiki's Delivery Service của Miyazaki đã thành một hit ở Nhật; sau đó những video đầu tiên của Miyazaki được phát hành bởi Disney
1991 MTV đã lấy nhiều đoạn của Aeon Flux, một loại anime có phần lai Mỹ và phát trên Liquid Television
1995 Ghost in the Shell đánh dấu sự hợp nhất của hoạt hoạ vẽ tay và kỹ thuật đồ hoạ máy tính
1997 Pokemon xuất hiện ở Nhật. Princess Mononoke đạt doanh thu 160 triệu đô la chỉ ở Nhật Bản, chỉ thua Titanic mà thôi
1999 Pokemania tấn công vào nước Mỹ, Princess Mononoke được trình chiếu rộng rãi ở rạp chiếu phim. Anime đã ảnh hưởng ko nhỏ vào văn hoá Mỹ.

~END~


Được sửa bởi ngày Wed Aug 08, 2007 6:44 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:41 am

Tóm tắt lịch sử Anime

Rút ngắn từ bài báo của Michael O'Connell

Phần một: Những ngày đầu

Đầu thế kỷ 20, những tờ báo truyện tranh và phim ảnh của phương Tây đã tác động mạnh vào giới hoạ sĩ vẽ tranh Nhật Bản. Với việc điền chú thích cho tranh và cốt truyện có hệ thống, truyện tranh đã rất hấp dẫn quần chúng. Người Nhật thử nghiệm phim hoạt hoạ vào năm 1914. Bộ phim nổi tiếng đầu tiên của Nhật trên thế giới là bộ phim ngắn Peach Boy của Kitayama Seitaro vào năm 1918. Hoạt hoạ phát triển chậm chạp. Dấu ấn duy nhất của hoạt hoạ Nhật Bản trước chiến tranh là bộ phim 'Talkie'. Trong thời kỳ này, ngành hoạt hoạ hoàn toàn bị thao túng bởi Walt Disney và 'anh em nhà Fleisher'. Năm 1937, bộ phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết đã thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ và là bộ phim hoạt hoạ đầu tiên có thể đứng vững trong thế giới điện ảnh. Trước chiến tranh thế giới thứ II, hoạt hoạ Châu Âu và Châu Á hoàn toàn bị kìm hãm bởi các bộ phim của Walt Disney.

Phần hai: Những vị thần

Osamu Tezuka, 'vị thần manga' mới chỉ 20 tuổi khi tác phẩm đầu tay của ông, New Treasure Island (Hòn đảo giấu vàng!!) xuất bản năm 1947. Dưới ảnh hưởng của Tezuka, manga bắt đầu chịu ảnh hưởng của việc đưa vào cốt truyện hành động, cảm xúc, kết hợp với những kỹ thuật điện ảnh học được từ Pháp và Đức. Để diễn tả một cảm xúc dù chỉ trong thoáng chốc, cảnh đó có thể diễn ra trong nhiều khung hình và nhiều trang. Tezuka đã dạy cho một thế hệ các hoạ sĩ cách để vẽ một cách kiên nhẫn. Ấn tượng lớn nhất mà mọi người dành cho Tezuka là những nhân vật của ông. Bị ảnh hưởng của những nhân vật hoạt hoạ Disney trước chiến tranh như Mickey Mouse, Donald Duck, Tezuka vẽ thú vật và nhân vật của mình với đôi mắt to, diễn cảm và 'đầu tròn'. Mặc dù mọi chi tiết có vẻ như đơn giản và mang tính hoạt hoạ nhiều hơn (cartoon nhé, chưa mang tính manga đâu), nhưng những nhân vật đó đã thực sự thể hiện được cảm xúc từ tình yêu cho đến lòng căm thù dữ dội. Sau đó các hoạ sĩ manga và anime học tập theo những nhân vật sinh động của Tezuka và một loạt những nhân vật rất giống với những nhân vật của Tezuka ra đời, điển hình là đôi mắt mở to. Sailor Moon, Speed Racer và cả Ash Ketchum cũng học tập rất nhiều ở Tezuka. Sự thành công của Tezuka trong lĩnh vực manga đã nhanh chóng làm ảnh hưởng đến anime hậu chiến tranh.

Phần ba: Từ Phim đến TV

Vào giữa những năm 1950, chủ tịch hãng phim Toei đã bắt đầu có ý tưởng về những bộ phim hoạt hoạ như phim của Walt Disney. Vào năm 1958, Toei tung ra bộ phim hoạt hình dài tập đầu tiên The Tale of the White Serpent (Đuôi chòm sao Serpent Trắng) dựa trên thần thoại Trung Quốc. Bộ phim này có gam màu tối hơn so với các bộ phim Walt Disney. The Mischievous Prince Slays the Giant Serpent (Hoàng từ láu cá giết chết Serpent khổng lồ) năm 1963, The Adventure of Horus (Cuộc phiêu lưu của Horus) và Prince of the Sun (Hoàng tử Mặt Trời) năm 1966; và Puss in Boots năm 1967 là những tác phẩm đầu tiên của hai người khổng lồ trong thế giới anime Isao Takahata và Hayao Miyazaki, dẫn đường cho những bộ phim sâu sắc và người lớn hơn sau này.

Năm 1958, Tezuka đã xây dựng cốt truyện, dựng hình và nhân vật cho bộ phim hoạt hình đầu tiên của Toei dựa trên truyền thuyết Trung Quốc, Vua Khỉ (Tôn Ngộ Không ấy mà), nguồn cảm hứng cho bộ Dragon Ball sau này. Năm 1961, ông thành lập Mushi Productions với mục tiêu sản xuất phim hoạt hình và các các bộ phim TV chia theo từng tập. Tác phẩm đầu tiên của ông, Tetsuwan Atom (Astro Boy) đã lỡ để trở thành bộ anime đầu tiên chiếu trên TV của Nhật chỉ vài tháng. Vinh dự đó đã thuộc về Otagi Manga Calendar, một bộ phim hoạt hình lịch sử ngắn. Nhưng bộ phim đen trắng Atom đã trở thành bộ anime đầu tiên mang tính tiểu thuyết, có đi vào miêu tả tâm lý nhân vật. Dựa trên manga của Tezuka, Tetsuwan Atom, bộ phim đã kể về những cuộc chiến để bảo vệ bạn bè mình của một cậu bé Robot. Tetsuwan Atom đã được phát hành rộng rãi trên thế giới. Sau Tetsuwan Atom, Tezuka tiếp tục chuyển thể bộ manga nổi tiếng Jungle Taitei (Kimba vua sư tử) thành bộ anime màu đầu tiên của Nhật. Đồng sản xuất là hãng truyền hình NBC đã giúp đỡ về tài chính và phát hành Kimba ở Mỹ nhưng cũng chiếm luôn bản quyền tiếp tục phát triển bộ phim này. Trong thực tế nguyên bản, Kimba tiếp tục lớn lên đến tuổi trưởng thành, nhưng ở Mỹ Kimba chỉ đến tuổi thanh niên mà thôi. Sau đó, để tiếp tục đoạn kết thúc, Jungle Taitei Susume Leo! (Leo vua sư tử) đã ra đời. Mushi tiếp tục chương trình phát triển anime của mình nhưng lại bị phá sản. Tezuka ko 'quay trở lại vẽ manga', bởi vì xưa nay ông chưa bao giờ bỏ sáng tác manga cả. Ông nhường lại việc chuyển thể anime từ các bộ manga của ông như Black Jack (ở VN: Jack! Bác sĩ quái dị) và Ambassador Manga cho những hãng phim khác.

Những năm 70

Giống như rất nhiều bộ anime Nhật Bản được chiếu trên TV vào những năm 60, đa số là dành cho trẻ em. Jungle Taitei lúc đó được phát dưới những câu chuyện lẻ nhiều phần và hết sức rắc rối. Nhân vật chính trong 8-Man bị giết nhưng lại được làm sống lại dưới dạng robot. Mach Go GoGo (Speed Racer) với những kỹ năng siêu phàm gần như là vô địch. Vào thời đó, các anime chiếu trên TV chủ yếu là dạng thiện ác đối đầu.

Mọi thứ thay đổi vào những năm 70 khi mà sự cách tân và tình tiết phức tạp xâm nhập vào TV anime. Lupin Sansei được phát hành bởi hãng Money Punch đã xây dựng hình tượng nhân vật 'tên trộm anh hùng', lấy cảm hứng từ nhân vật trong truyện của tác giả người Pháp, Maurice Leblanc. Vừa hài hước vừa có vẻ phiêu lưu, tính cách của Lupin được xây dựng với vẻ 'hài hước người lớn' và 'bạo lực' dành cho những khán giả lớn tuổi hơn. Hình ảnh Lupin đã nhanh chóng lan rộng ra cả lĩnh vực TV và phim ảnh.

Những bộ anime chiếu trên TV thế hệ trước như Kagaku Ninja-Tai Gatchaman (Battle of the Planets/G-Force), Great Mazinger và Uchu no Kishi Tekkaman đã làm nhiều khán giả thực sự bất ngờ với những robot và tàu vũ trụ kiểu dáng tuyệt vời. Uchu Senkan Yamato (Star Blazers) đã làm mê hoặc tất cả người xem TV khi giới thiệu Space Battleship Yamato (Tàu chiến vũ trụ Yamato) chiến đấu với những kẻ xâm lược vũ trụ để bảo vệ loài người khỏi diệt vong. Tính bạo lực và cứng cỏi của Yamato đã hấp dẫn người xem qua nhiều tập phim. Bạn đồng nghiệp của Tezuka là Leiji Matsumoto đã xây dựng tính cách thiết kế kỹ thuật của Yamato, với một cốt truyện rất xúc động. Matsumoto sau đó đã chuyển sang làm phim hành động chiếu trên TV theo loạt và làm bộ phim Galaxy Express 999 vào năm 1979. Những con robot khổng lồ đã trở thành trụ cột của anime Nhật Bản từ sau Tetsujin 28 (phát hành năm 1966). Mobile Suit Gundam (1979), đã kết hợp yếu tố khổng lồ trong Yamato và tính 'nhân hoá' của Tetsujin. Trong MS Gundam, những phi công người thường dùng những robot khổng lồ như một bộ áo giáp mà thôi. Gundam đã trở thành phổ biến trên cả thế giới với loạt đồ chơi lắp ghép bằng nhựa Gundam. Sau đó là sự ra đời của Sokokihei Votoms (Armored Trooper Votoms) và Chojiju Yasai Macross (Robotech).

Bùng nổ

Khi những năm 80 bắt đầu, những nhà sản xuất phim và chương trình TV tiếp tục làm các chương trình hoạt hình càng ngày càng tinh vi và hay hơn trước. Sự phổ biến của video gia đình bùng nổ vài năm sau làm người Nhật có thể mua và xem những bộ phim hoạt hình yêu thích bất cứ lúc nào. Nhà sản xuất cũng ko đi theo cách bình thường như trước kia mà chuyển thẳng bản gốc của phim hoạt hình sang video.

Để bắt kịp thị trường đang ngày càng mở rộng, những nhà sản xuất anime đã quay sang phát triển việc dùng manga làm tư liệu. Một trong những hoạ sĩ đầu tiên đạt được lợi ích trong việc này chính là Akira Toriyama. Bộ truyện hài Dr. Slump của ông ngay lập tức trở thành một hit. Năm 1986, bộ truyện phiêu lưu Dragon Ball đã trở thành bộ anime chiếu trên TV phổ biến nhất. Sự khéo léo trong nét vẽ cũng như tính hấp dẫn của các cuộc phiêu lưu vẫn giữ nguyên sau khi chuyển từ manga sang.

Rumiko Takahashi làm say mê tất cả mọi độc giả trong độ tuổi sinh vào những năm 80 và 90 với bộ truyện hài Urusei Yatsura và Ranma 1/2. Một bộ truyện khác là Maison Ikkoku, thực sự 'trêu tức' những quy định trong truyện hài lãng mạn lúc bấy giờ.

Trái ngược với Takahashi là Go Nagai, một hoạ sĩ nổi danh trong việc vẽ manga 'nghịch' (ko biết phải dịch thế nào 'naughty' manga là nguyên bản TA). Anime của ông bắt đầu được phát hành trên TV vào năm 1972 với loạt phim Devilman; tuy nhiên, bằng cách trực tiếp bán ra thị trường video, anime có tính chất người lớn có thể thoát khỏi sự khắt khe của TV và những nhà kiểm duyệt phim.

Dòng chủ đạo, hoạt hình khoa học viễn tưởng nhận được sức sống mới từ những công nghệ thực tế hơn vào những năm 1980 với những bộ tiểu thuyết của William Gibson, Bruce Sterling và Neal Stephenson. Năm 1982, Blade Runner, được truyền hơi thở từ bộ phim khoa học viễn tưởng của Ridley Scott, đã vẽ lên bức tranh toàn cảnh về tương lai. Những hoạ sĩ manga và anime liên tiếp đưa ra những thuật ngữ mới. Hoạ sĩ kiêm giám đốc đầu tiên Katsuhiro Otamo đã làm thay đổi anime trên toàn thế giới vào năm 1988 với hit Akira cùng với một phong cách hoàn toàn mới lạ. Những bộ phim với dòng tít phổ biến như A.D Police và Bubble Gum Crisis bị ảnh hưởng bởi bước nhảy vọt này của bộ Akira.

Một hoạ sĩ có ảnh hưởng khác, Masamune Shirow đã xây dựng tương lai trong Appleseed và Black Magic M-66 với những công nghệ tiên tiến. Bộ video Dominion Tank Police của Shirow là một bộ kiểu cảnh sát - hài, nhưng đến năm 1995 Kokaku Kidoutai (Ghost in the Shell), bộ thành công nhất của ông, quay trở lại bối cảnh trận chiến giữa người và máy.

Tính 'nghiêm túc thật sự' trong manga và anime càng ngày càng lộ rõ hơn. Keiji Nakazawa tái hiện lại ấn tượng của mình, một người sống sót sau vụ Hiroshima trong bộ anime hiện thực và xúc động Barefoot Gen vào năm 1983. Tiếp đó, Hotaru No Haka (Grave of the Fireflies - Mồ chôn những cánh chim lửa) miêu tả hai cháu bé mồ côi đã đấu tranh để sống sót sau vụ bom cháy ở Tokyo. Ít có một bộ phim nào có thể diễn tả được sự đáng sợ của chiến tranh như những bộ hoạt hình này. Qua anime, khán giả cũng phần nào hiểu được văn học Nhật Bản. Dựa trên tác phẩm cổ điển vào thế kỷ thứ 10 của Murasaki Shikibu, Genji Monogatari (Tale of Genji - Chuyện kể về Genji) đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về những mưu đồ trong một lâu đài lãnh chúa. Một quả bom vang dội khác, Ginga Tetsudo no Yoru (Night on the Galactic Railroad - Đêm trên đường ray Ngân hà) đã truyền cảm hứng cho nhà tâm lý học và nhà viết truyện thiếu nhi Kenji Miyazawa.
------> To be continue
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:45 am

Những trường quay mới

Ngày nay, hai trường quay định hướng cho anime tiến vào thế kỉ 21 là: Gainax và Studio Ghibli. Được thành lập bởi Toshio Okada, Gainax là nơi động viên những nhà sản xuất phát triển anime. Thực sự hăng hái trong việc sản xuất anime, Gainax đã tạo ra những tác phẩm có dấu ấn nhất và phổ biến nhất vào những năm 80 và 90: tác phẩm khoa học giả tưởng vĩ đại: Oneamitsu No Tsubasa Oritsu Uchu Gun (The Wings of Honneamise); cuộc phiêu lưu trong lịch sử Top O Nerae! Gunbuster và show truyền hinh No Umi No Nadia (Nadia the Secret of Blue Water). Hiện nay, Gainax đang được nhận định là người dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học giả tưởng với show truyền hình Shin Seiki Evangelion (Neon Genesis Evangelion)

Trường quay Ghibli được thành lập bởi nhà sản xuất anime gạo cội, Isao Takahata và Hayao Miyazaki. Cả hai đều làm việc cho những dự án phim và TV của Toei vào những năm 60. Năm 1971, họ đạo diễn bộ gốc của show truyền hình Lupin Sansei và cộng tác với loạt phim phiêu lưu dành cho thiếu nhi: Mirai no Shonen Conan (Future Boy Conan). Năm 1978, Miyazaki thể hiện tài năng nổi bật của mình khi bộ Cagliostro No Shiro (Castle of Cagliostro), khắc hoạ hấp dẫn hình ảnh của Lupin. Thành công này kéo theo hàng loạt những bộ phim bước ngoặt khác: Kaze no Tani No Nausicaa (Nausicaa of the Valley of the Wind), Tenku No Shiro Rapyuta (Laputa: Castle in the Sky), Tonari No Totoro (My Neighbor Totoro), Majo No Takkyubin (Kiki's Delivery Service), Kurenai No Tuta/ Porco Rosso (Crimson Pig), Heisei Tanuki Gassen Ponpoko (Today's Great Raccoon War Ponpoko), và Mononoke Hime (Princess Mononoke). Takahata cũng thể hiện tài năng kiệt xuất của mình bằng các bộ: Hotaru no Haka (Grave of the Fireflies) và Omoide Poro Poro (Only Yesterday). Với những nét vẽ tay hoàn hảo, Ghibli đứng vững chắc trên vị trí đầu tiên trong ngành anime Nhật Bản.

Tương lai

Ngày nay, anime đã được tối ưu hoá rất nhiều. Gundam đang kỉ niệm lần thứ 20 với một show truyền hình mới. Tác phẩm Dr. Slump của Toriyama cũng ra một seri mới. Ảnh hưởng của Osamu Tezuka vẫn còn in đậm trong hai bộ phim gần đây dựa trên manga của ông: Black Jack và Jungle Taitei. Bộ phim hư cấu X: The Motion Picture và hợp tuyển của Otomo Memories thực sự hấp dẫn với những khán giả lớn tuổi hơn. Các fan trên khắp thế giới vẫn tiếp tục say mê những anime nổi tiếng và phổ biến như Pokemon, Sailor Moon và Dragon Ball. Dấu ấn quan trọng nhất là khi Disney và Ghibli hợp tác để phát hành những tác phẩm của Miyazaki cho ngành giải trí ở Mỹ. Các hoạ sĩ Nhật Bản vẫn tiếp tục phát huy năng lực tiềm tàng của anime. Họ biết rằng họ có thể làm nhiều hơn cho anime hơn là mục đích giải trí dành cho trẻ em. Anime sẽ tiếp tục là ngành nghệ thuật sống còn cho các nhà sản xuất phim vào thế kỉ 21.

~END~
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:47 am

Những môtíp chung của Manga và Anime: Tiểu luận

Rút ngắn bài báo của Eri Izawa

Những môtíp trong manga/anime càng ngày càng tệ.Có một thời, rất nhiều anime/manga ăn theo Kimba: The White Lion, Battle of the Planets, hoặc Speed Racer.Những thứ được người ta quan tâm thì luôn được chiếu trên anime. Đài Nhật Bản liên tục quảng cáo bán đồ chơi rô bốt. TV đã chiếm lĩnh anime, trên Internet cũng nhiều anime không kém; những sê ri TV đang ngày càng đi theo một mô típ có sẵn? 'Mắt to - tóc to' (đặc điểm của manga và anime hơi cổ điển) trở thành 'ngực nở, máy móc hoá, rô bốt hoá, và hở hang rất nhiều'. CNN đã từng nói rằng: "sự phổ biến của cartoons ở Nhật bao gôm những cảnh chiến đấu máu me trong vũ trụ ở tương lai". Chiến tranh vũ trụ? Đúng, nhưng cũng không hẳn là số đông. Tồi tệ hơn thì còn có những truyện có xu hướng khiêu dâm. Một nhà bình luận ở Mỹ cho rằng Ranma 1/2 là một 's*x comedy' (bộ hài kịch khiêu dâm). Đúng là đã có những cuộc phiêu lưu hành động và lãng mạn. Có cảnh khoả thân, đúng là có. Nhưng không hề có một cảnh s*x nào trong suốt bộ truyện. Những nhân vật chỉ kiss đúng một lần, nhưng đó là lúc nhân vật nam chính đã bị bịt mồm ]-->. Mà sự thực là cái dạng 'ngực nở, rồi rô bốt, rồi hở hang' cũng là 'du nhập' từ Mỹ về; đó không phải là đặc thù của Nhật.

Các môtíp thật sự như thế nào?

Rất nhiều se ri có những cảnh khoả thân và thậm chí có cả những cảnh 'XX' nữa, nhưng trong đa số trường hợp là rất hi hữu và không phải là trung tâm của truyện [tất nhiên rồi]. Những nhân vật ngực nở cũng là thứ thường gặp trong những comics về siêu anh hùng ở Mỹ cũng như trong manga Nhật Bản. Sự thực thì trong những môtíp của Mỹ; thậm chí những 'đô vật' và 'những phụ nữ đẫy đà' trong comics Mỹ có những 'số đo' khó mà nhìn mà chấp nhận được.

Còn về những cảnh máu me và những kỹ thuật hiện đại? Nhật Bản đã sản xuất anime hàng chục năm nay. Đề tài có cả: bóng chày, truyện trong gia đình, những người bạn có phép mầu, fantasy hiện đại. Nội dung của những tạp chí shonen manga hàng tuần gồm hai mục chính: hành động/phiêu lưu/thể thao hoặc sự phát triển của nhân vật (người dịch không hiểu lắm)/lãng mạn. Tuy nhiên, hành động/phiêu lưu/thể thao không đồng nghĩa với máu me đầy màn hình. Nhiều lúc, hành động nghĩa là sự căng thẳng, tranh đấu trong một trận golf hoặc trong một trận tennis.

Những khía cạnh chính của manga/anime nhưng ít người để ý

Một bộ anime khác cũng hay bị phê phán, đó là Fushiji Yuugi, một bộ manga-anime, với trung tâm là những nhân vật nữ trung học, theo Miaka, một cô bé có khả năng bị đe doạ trong thế giới cổ đại Trung Quốc. Cô đã phải đi phiêu lưu, gặp nhiều kẻ thù chết người, tuy rằng đã có 'quá giới hạn' một chút với người bạn trai nhưng kịch tính hết mức của sê ri này chính là cuộc chiến 'thiện-ác đáo đấu' bằng cả tâm hồn và trái tim. Nữ nhân vật chính, người đã từng bị chìm đắm trong những lo âu, băn khoăn trong trường học thì nay hiểu rằng, quan tâm đến người khác, và được quan tâm chính là những điều mạnh hơn bất cứ điều bất hạnh nào khác. Cô đã tìm thấy sức mạnh và khả năng để thay đổi miễn là cô không bao giờ tự từ bỏ chính mình. Sự nhận thức đó đã giúp cô có sức mạnh để tiêu diệt ác quỷ và bảo vệ thế giới.

Trong một bộ manga dành cho con trai nổi tiếng Megumi no Daigo, Daigo là một lính cứu hoả với khả năng siêu nhiên về tím kiếm và cứu nạn. Những cảnh hành động, sự bực dọc, tức tối luôn xuất hiện nhưng không hề có một trận đánh nhau nào. Có máu nhưng là máu từ vết thương của những nạn nhân đám cháy và tai nạn. Có một cảnh 'X' nhưng lại là một trường hợp không rõ ràng, mơ hồ giữa Daigo và 'teacher' của mình (không biết là M hay F) người mà nói rằng Daigo đã hi sinh quá nhiều. Không hề có cảnh rô bốt nào, không có vũ trụ, không phải là khoa học giả tưởng; không có cảnh phép thuật nào; nhưng đây là Nhật Bản sự thật. Có những trường hợp phi thường của Daigo thoát ra khỏi nguy hiểm là điều chưa hẳn đã đúng. Nhưng, người anh hùng đó, luôn hành động theo sức đeo đuổi ma quái mà luôn bắt anh phải lao vào nguy hiểm.

Kết luận

Có thể nói rõ ràng là anime/manga đang phản ánh rõ nét sự tiến bộ của loài người và sự phát triển của nhân cách con người. Rất nhiều người băn khoăn, chúng thật sự có ý nghĩa gì? Nhiều người đã lạch hướng, che đậy nó bằng những mặt nạ giả tưởng để che dấu những cảm xúc thật nhất. Nhưng trong lịch sử, luôn có người dám nói lên sự thật bằng cách vứt bỏ mặt nạ đó và nhìn vào trong; họ chấp nhận lỗi lầm để nhìn thẳng vào nó. Những thông điệp liên tục được thế giới anime/manga phát đi. Cho dù: mắt to, tóc, ngực, máy tính, máu me, nhân cách, ảo tưởng...; thì những môtíp đó sẽ phải chịu thua trước những thông điệp bất hủ ẩn chứa trong manga/anime.

~END~
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:49 am

Chủ nghĩa lãng mạn, phong cách Nhật Bản trong Anime:
Một cái nhìn về tâm hồn Nhật


Tóm lược bài báo của Eri Izawa

Miêu tả những người Nhật Bản là lãng mạn, giàu trí tưởng tượng, đa cảm, cá nhân hoặc nội tâm có thể là rất lạ. Sự lãng mạn thường phải xuất phát từ sự cố gắng của con người và tồn tại lâu dài. Rất nhiều người phương Tây nhìn nhận những người Nhật là lạnh lùng, tính toán như những con "kiến thợ", năng lực khủng khiếp và rất quan liêu. Sinh viên thì thường được coi như là "nô lệ" của học hành, cắm đầu xuống như cái đinh bị đóng chặt cho đến khi trí tưởng tượng và chũ nghĩa cá nhân biến mất, hoặc là tự tử. Chiến tranh thế giới thứ 2 làm phổ biến hình ảnh của những samurai quyết tử với máy bay kamikaze, sẵn sàng lao vào điểm chết. Văn hoá xã hội Nhật Bản thường được mọi người nhìn thấy ẩn sâu dưới lớp vỏ của sự lịch thiệp và có nghi lễ. Liệu Nhật Bản có tạo ra một thứ gì đó nguyên sơ không?

Manga, Anime và trò chơi điện tử (Sony Playstation, Nintendo) thường có liên quan với nhau trong phong cách nghệ thuật. Anime/manga khi vào nước Mỹ đã làm thay đổi chút ít về hình ảnh vô tâm và phẳng lặng của Nhật Bản. Rất nhiều anime Nhật khi vào Mỹ như Street Fighter của Capcom trở thành biểu tượng của s*x và bạo lực. Những gì phổ biến thường không miêu tả hoàn toàn, và những ai buộc tội Nhật Bản trong chiến tranh, phân biệt nam nữ có hàng đống những bằng chứng để kết tội. Người Nhật Bản, không may cho họ, lại thường không thể hiện ý kiến riêng của họ cho người ngoài, thay vào đó họ lại thể hiện một bộ mặt "chung chung".

Một cách khác để tìm hiểu tâm hồn Nhật Bản là bằng cách nhìn vào những gì họ làm trong thời gian riêng tư của họ. Chủ nghĩa lãng mạn ở Nhật Bản không phải là mới hay bất thường gì cả. Vào thế kỉ thứ 10, bà Murasaki đã viết cuốn tiểu thuyết, Tale of Genji, với nhiều cảm xúc và trí tưởng tượng. Trong thời kỳ phong kiến, những nghệ thuật thế này bị chìm xuống, thay vào đó, nghệ thuật truyền thống chủ yếu là thuộc về đạo Phật, đạo Thần hoặc đạo Lão với những truyền thuyết về ma quỉ, các sinh vật, linh hồn, quái vật. Gần đây, Kurosawa cho ra đời các bộ phim như The Magnificent Seven và Star Wars.

Tại sao nên xem xét anime. Một lí do là tính phổ biến của nó ở Nhật và các nước khác. Tính chất của anime là tính nghệ thuật, có cốt truyện, có nhân vật với cá tính riêng, có tính điện ảnh và văn học cao. Trò chơi điện tử và anime kết hợp chặt chẽ với âm nhạc. Các nhân vật thì hoàn toàn nằm trong thế giới không hề có thật. Những hình ảnh đơn giản, không đi quá sâu vào chi tiết như nghệ thuật truyền thống cho phép người ta được tự mình xây dựng cách nghĩ với hình ảnh. Họ tự mình khám phá trong thế giới của riêng mình mà không bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài. Những điều đó làm cho anime tự mình tách ra được thành phong cách riêng. Tuy nhiên, người ta phải nhìn sâu hơn, vượt qua những thứ đơn giản đã giúp anime đến nước Mỹ, vượt qua những trò chơi đánh nhau với kiểu nhập vai hoặc tái hiện xã hội. Những điều cần quan tâm nằm cách xa những thứ như hài hước, tình dục hoặc bạo lực, Nằm dưới những thứ ở bề mặt là những thứ khó nhìn thấy hơn và đáng ngạc nhiên hơn, những gì bí mật luôn luôn không lộ rõ ra ngoài.

Final Fantasy III

Trong Final Fantasy III, một trò chơi được phát hành với tên Final Fantasy VI ở Nhật, mỗi nhân vật chính đều có một bài hát nền riêng cho mình và nhân vật đó phải hát bài hát của mình trong một vở opera. Các giai điệu thường rất buồn và phản ánh tính cách của nhân vật, thường là nỗi băn khoăn và hoài cổ. Khi qua những vùng đất cằn cỗi, những vùng đất ngập tuyết, nhạc trở nên huyền bí và cô quạnh; trong những thành phố thì nhạc có sức sống và đơn giản hơn. Sau chiến thắng, nhạc tự hào, hân hoan nhưng cũng đượm buồn. Nhìn bề ngoài, các nhân vật trong Final Fantasy III mang vẻ hài hước, vui, nhưng cũng có vẻ buồn. Những cành nền trông rất thực: thành phố của trộm cướp trông tối tăm, ẩm ướt và đổ nát, lâu đài của kẻ thù thì trông mộc mạc, ít màu, xây chủ yếu bằng đá và sắt; những bức tường cổ xưa đã bị tàn phá và những hành lang thì đổ nát. Một vài cảnh trông rất ấn tượng đến mức cảm giác như nhân vật thật sự chìm đắm vào biển của nỗi buồn, của nỗi thất vọng. Trong cái thế giới tưởng tượng này, phép thuật và kĩ thuật được trộn lẫn vào nhau, và kiếm vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Những quái vật có phép thuật và hồn ma thường xuyên ẩn hiện và những thứ đồ châu báu được chôn giấu thì có nhiều. Những kẻ liều mạng và nghèo túng hợp lại với nhau để tiêu diệt hoàng đế tàn bạo, và khi tai hoạ ập xuống, phải chiến đấu với một kẻ điên rồ nhưng đầy sức mạnh. Bi hài kịch xuyên suốt cuộc đời của mỗi nhân vật. Có nhân vật xuất phát từ một quá khứ bí hiểm, có người đau khổ vì bất lức không thể cứu người bạn gái của mình thoát khỏi cái chết, có người đã mất toàn bộ gia đình vì chiến tranh. Các nhân vật đều trải qua những lúc bi quan chán nản, bực tức hoặc không xác định được phương hướng, hoặc bị nỗi sợ hãi và những đòi hỏi hành hạ. Họ học cách để làm việc với nhau. Ở cuối trò chơi, họ cùng nhau đánh bại kẻ thù và vượt qua chính bản thân mình. Từ GAME thật sự là sự nhầm lẫn bởi lẽ những trò chơi thể thao, hành động… khác, không dài và làm người chơi phải thông cảm với nỗi sợ hãi, nỗi băn khoăn và hiểu được sự phát triển của tâm lý nhân vật như trong Final Fantasy III.

Fushigi Yuugi

Fushigi Yuugi là một ví dụ khác của tính lãng mạn. Nhân vật chính Miaka là một cô nữ sinh chu du về thế giới phát thuật của Trung Quốc cổ đại thông qua một quyển sách có phép màu. Ở trong thế giới thực, cô tự miêu tả mình là một học sinh bị “bẫy” trong “địa ngục thi cử” khi mà giá trị của cô được tính bằng điểm phẩy. Trung Quốc cổ đại làm người ta say mê: những anh chàng đẹp trai với quần áo xa hoa, những phép thuật ngoạn mục, những quái vật kì lạ và những huyền thoại làm lôi cuốn lòng người. Những lực lượng xấu xa tranh giành quyền lực, khi chúng trỗi dậy có nghĩa là máu chảy… Nhìn thấy quá nhiều cái chết, kể cả cái chết của những người bạn của mình, Miaka nhận ra điều thực sự quan trọng: quan tâm và bảo vệ cho bạn bè mình và phải biết kiên nhẫn. Những cái chết của bạn bè cô không làm cô dừng bước bởi lẽ họ không muốn sự hi sinh của mình là vô ích. Cho dù rất đau lòng, cô cũng phải tiếp tục đi tiếp.

Galaxy Express 999

Một số tác giả lại thích tập trung vào những kịch bản lãng mạn trong không gian, ví dụ như Leiji Matsumoto. Galaxy Express 999, làm thành cả loạt sê ri TV và hai bộ phim, nói về Tetsuro, một cậu nhỏ người Trái đất, đột nhiên bị lôi vào một cuộc phiêu lưu kĩ thuật cao. Một người bí ẩn và xinh đẹp là Maetel đã mời cậu lên cùng cô ta trên khoang của con tàu huyền thoại Galaxy Express 999 đến một hành tinh xa xôi để nhận được cơ thể máy bất tử. Cậu ta hăng hái nhận lời vì cậu muốn bất tử. Con tàu không gian trông như một động cơ hơi nước di động nhưng những cảnh ở bên ngoài thì toàn là những hành tinh lạ và những con tàu không gian thì nhiều vô số. Những người Tetsuro gặp thay đổi từ những người thân thiện đến những kẻ phản ác. Mỗi lần tàu dừng là một câu chuyện mới bắt đầu… về sự nhỏ bé của những tâm hồn nông cạn, sự hèn nhát của những kẻ tham lam, sự tuyệt vọng của những kẻ bất lực, lòng ham muốn được chiến đấu cho mong muốn của mình, sức mạnh của tuổi trẻ ham muốn đạt được giấc mơ. Những giấc mơ mất đi, tìm thấy rồi lại được sắp xếp lại. Cuối cùng, Tetsuro nhận ra rằng diều anh mong mỏi không phải là sự bất tử mà là mơ ước và chiến đấu cho lý tưởng của mình. Vậy Galaxy Express 999, Fushigi Yuugi, và Final Fantasy III có gì chung ngoài đặc điểm của anime? Chúng là một thế giới huyền ảo, đầy phép màu với những câu chuyện cuốn hút, với nội tâm nhân vật sâu sắc, với nỗi sợ hãi, với những bi hài kịch. Và ba bộ nói trên không phải là duy nhất. Vậy tính lãng mạn của nó nằm ở đâu.
----> To be continue
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:51 am

Âm nhạc

Không phải tất cả nhạc phim anime đều có vẻ lãng mạn. Nhiều bài hát thế hiện nỗi lo lắng sâu sắc hoặc có vẻ bí hiểm hoặc sầu muộn. Bài hát của Gundam TV 1981 thể hiện sự phẫn nộ bùng cháy của công lý và vẻ hùng vĩ của vũ trụ. Nhạc của anime Matsumoto lại rất hợp với cảnh: thế hiện vẻ băn khoăn, hàng thế kỉ đã qua, tính rộng lớn của vũ trụ, và những giấc mơ bất thành của con người. Ngay cả bộ phim hài Ranma ½, được người ta biết đến với mỗi tình tiết đều làm người ta cười được cũng có những bài hát thể hiện sự quý giá của cả những kỉ niệm vui và buồn, hoặc là phản ánh cảm giác đi bộ một mình trong cơn mưa lạnh, hoặc nói lên những điều ngu ngốc của một người đang yêu, hoặc cũng thể là sự cần thiết khi phải tự mình vươn cao trước khó khăn. Âm nhạc nối những cảm xúc chân thành của cá nhân, những trận chiến nóng bỏng hoặc nỗi nhớ nhà sâu lắng thành một tình cảm rộng lớn, sâu hơn, hiện thực hơn giống như cái cảm giác về sự tàn ác của vũ trụ hoặc sự chảy trôi mau chóng của thời gian.

Hình ảnh

Anime phụ thuộc chủ yếu vào những hình ảnh kĩ thuật số. Có khi chỉ trong một cảnh phim, người ta thấy có đến vài yếu tố lãng mạn đáng nhớ. Ví dụ như cảnh siêu nhân trẻ mãi không già Locke (Chojin Locke) nhìn sâu vào bầu trời đêm với rất nhiều sao lấp lánh, một mình trên con tàu không gian. Nhà du hành trẻ tuổi Tetsuro (Galaxy Express 999) nhìn ánh sáng của một ngôi sao tắt dần ngoài khung cửa sổ. Kiếm sĩ Oscar (Rose of Versailles), ngồi trên lưng ngựa với kiếm giơ cao, chỉ huy lính của mình trong cuộc Cách mạng Pháp. Kẻ giết người hàng loạt Sarasa (Basara), đứng giữa những cánh hoa anh đào rơi, nhỏ nước mắt cho những người bạn đã chết vì sự sơ suất của cô. Cyborg Gally (Gunnm) suy nghĩ về sự không thể đồng hoá của kĩ thuật và cuộc sống. Toà lâu cổ xưa, kiêu hãnh, đã hư hỏng nhiều bay trôi nổi trong những đám mây (Laputa: Castle in the Sky). Những thứ như thế ngăn cách với người xem bởi một hố sâu ngăn cách nhưng lại để lại trong người ta một cảm giác khó hiểu: những hình ảnh chộp được trong giây lát thể hiện sự cô đơn, tính trang trọng, hoài cổ… tất cả đều như đang dịch chuyển, làm người ta cảm thấy xúc động, làm người ta phải suy nghĩ.

Sân khấu

Giống như là văn học lãng mạn Châu Âu như Frankenstein, anime thường được vẽ nên bởi ngòi bút của tưởng tượng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên với các khán giả Mỹ vì thể loại TV show giả tưởng như Ultraman, Robotech, Battle of the Planets, Voltron, Captain Harlock đã quá quen thuộc. Manga và anime còn có nói đến những khía cạnh khác như bóng rổ, cuộc sống sinh viên, nấu ăn hoặc chữa bệnh. Nhưng ngay cả những đề tài này cũng được nhúng vào màu sắc siêu nhiên: Kimagure Orange Road lúc đầu có vẻ như là một vở opera nhẹ nhàng về một anh chàng như bao anh chàng khác nhưng sự thật là ngay cả được xây dựng trong thế giới Nhật Bản hiện đại, nhân vật chính vẫn có sức mạnh siêu nhiên. Daigo, một bộ về một người lính cứu hoả bình thường (Megumi no Daigo), cũng có giác quan thứ sáu đối với những sự sống đang gặp nguy hiểm. Một lần nữa, những thứ phổ biến và bình thường được nối kết với những thứ vĩ đại và không phổ biến. Đề tài “trái tự nhiên” thể hiện sự tồn tại không thể chối cãi được của mình.

Nhân vật

Trung tâm của anime là Nhân vật. Mặc dù người phương Tây hay nói rằng người phương Đông không coi trọng “cá nhân tính” nhưng những đặc trưng cá nhân và những cảnh ngộ của các nhân vật trong anime thì lại là điều được khai thác triệt để. Tình cảm của họ, tâm tư của họ có thể không là trung tâm của sàn diễn nhưng những gì họ làm đều được ánh sáng sân khấu soi rõ cho người xem. Final Fantasy III có thể là ngoại trừ bởi tính bi kịch kéo dài xuyên suốt nhưng những anime khác thì luôn nhằm vào sự đấu tranh cá nhân dai dẳng. Cuộc sống của những con người “bình thường” trở thành cốt truyện trung tâm của một vở bi hài kịch không phải là hiếm. Một cầu thủ bóng rổ nỗ lực chính bản thân mình và đưa cả đội đến đỉnh cao của chiến thắng (Major). Một tuyển thủ golf trẻ tuổi, với tình yêu của mình dành cho môn thể thao, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của những người bạn và những đấu thủ của mình trên sân cỏ golf (Dan Doh!!). Một nữ sinh trung học giúp đỡ một nam sinh hư hỏng nhớ lại ước mơ trở thành một vận động viên đấm bốc (Rokudenashi Blues). Tất cả những suy nghĩ, hành động, những thể hiện tình cảm bên ngoài – vui, băn khoăn, nhục nhã, hân hoan của các nhân vật được phóng đại dưới ngòi bút của nghệ thuật vẽ và phong cách viết manga. Rất nhiều nhân vật sống cuộc sống bất thường của một “con sói cô đơn” với những sức mạnh, kiến thức tiềm ẩn. Từ Tetsuwan Atom (Astro Boy) của Osamu Tezuka vào những năm 1960 đến tác phẩm hiện đại Ghost in the Shell của Masamune Shirow, một trong những đề tài luôn được khai thác là một người lạ trong một vùng đất lạ, bị nguyền rủa bởi sự bất thường của mình.

Rất nhiều nhân vật đã đấu những trận bí mật bên ngoài cái vẻ bình thường của họ: sinh viên Yuusuke (Yuu Yuu Hakusho) và Ushio (Ushio To Tora) đấu những trận chiến chống lại quỷ dữ khi bảo vệ bạn bè mình khỏi nguy hiểm. Có một trận chiến nội tâm diễn ra âm thầm trong người bác sĩ không theo tổ chức Black Jack (Black Jack); mặc dù có vẻ là một người vô cảm bề ngoài nhưng thực ra ông lại là một người vô cùng tình nghĩa. Những người Nhật thường thấy bị cuốn hút bởi sự bất tử. Những nhân vật bất tử hoặc gần bất tử cảm thấy nỗi đau và sự nản lòng dài hơn bao giờ hết. Cô gái của quỷ Souko (Ao no Fu-in) và cô bé 3 mắt Pai (3x3 Eyes) đều muốn trở thành người và sống cuộc sống bình thường. Cô gái vĩnh viễn ở tuổi 13 Miyu (Vampire Princess Miyu) luôn âm thầm khóc thương cho tuổi tác và cuộc sống của mình. Siêu nhân đầy sức mạnh, trẻ mãi không già Locke phải chấp nhận tham gia vào hết cuộc chiến thiên hà này đến cuộc chiến thiên hà khác, mặc dù đã có lúc muốn sống cuộc sống bình thường. Những nhân vật của Leiji Matsumoto như Maetel (Galaxy Express 999) cảm thấy sự bất tử là một cuộc sống quá vô nghĩa.
Với nỗ lực muốn hoà nhập, hiểu, thay đổi và cứu những người khác, con người luôn chiến đấu để được sống như chính họ hoặc như cách họ đáng phải sống. Trong Chojin Locke, Locke nói với một cô gái rằng: “Tại sao không sống như một con người? Hay người chỉ muốn sống như một công cụ mà thôi?” Trong Dragon Quest, dũng sĩ trẻ tuổi Dai để mặc cho bạn bè mình tìm kiếm nguồn gốc sức mạnh của cậu, nói rằng: “Người ta sẽ không còn làm bạn với tôi nữa nếu họ nhận ra rằng tôi không phải là người bình thường, tôi muốn tự mình tìm ra sự thật bởi tôi không muốn các bạn ghét tôi khi mọi chuyện đã rõ ràng.” Trong Rose of Versailles, Oscar, người con gái lớn lên như con trai, che dấu tình cảm của mình dành cho Axel. “Liệu tất cả những con người bình thường khác có che dấu tình cảm và ham muốn của họ như thế này không?” cô tự hỏi. Trong Vampire Princess Miyu, nữ anh hùng bất tử khóc thương cho cuộc sống dài đằng đẵng của một người bất tử như mình. Khi cô ta đưa một kẻ thù của mình về thế giới vĩnh hằng, cô tự hỏi “Ta không có thế giới nào để yên nghỉ. Ta tự hỏi liệu trong hai ta ai là người đau khổ hơn?” Đối với những kẻ bất tử, không có nghỉ ngơi, chỉ là sự tìm kiếm mãi mãi một niềm an ủi. Sự bất tử bản thân nó có quá nhiều ý nghĩa. Người ta luôn đấu tranh để sinh tồn, dù lớn dù nhỏ. Tuy nhiên có người đối với nó thì chả quan tâm gì nhưng có người lại bằng mọi cách muốn có nó.

Những cuộc phiêu lưu trong anime với những mảnh đất kì diệu, những cuộc đấu tranh sinh tồn và những xúc cảm mạnh mẽ được người ta dựng lên nhằm tạo niềm vui cho người đọc, người xem. Những thứ như vậy luôn luôn “thoát ly”. Vậy liệu các anime fans có “thoát ly”. Nếu câu trả lời là có thì họ thoát ly khỏi cái gì và đến đâu??
----> To be continue
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:52 am

Tính cách cá nhân, nỗ lực đấu tranh, tình bằng hữu

Cuộc chiến không đơn giản. Con đường không rõ ràng; con tim có thể có lúc đập sai nhịp và ngã xuống; thắng lợi có thể chỉ là tạm thời. Cuộc chiến của viên thuyền trưởng cướp biển Harlock để cứu trái đất gặp phải sự chống đối và nghi ngờ của mọi người (Captain Harlock).Locke luôn cố gắng đấu tranh không ngừng nghỉ cho một thế giới hoà bình lại luôn bị đau khổ bởi những cuộc chiến vô nghĩa và diệt chủng. Trò chơi Lufia II kết thúc với cái chết của nhân vật chính. Người ta luôn phải đối mặt với nguy hiểm, và chiến thắng đến cùng với sự hi sinh. Nhân vật chính bị ngập trong các cảm giác của thất vọng, bất an và tức giận, và có nhiều lúc họ chết. Có thể họ đã chiến đấu nhưng những nhân vật phải tự đấu tranh với bản thân mình đã. Những động lực, những tình cảm, những nỗ lực đấu tranh này làm nên những nhân vật cá tính cho câu chuyện. Những sự đấu tranh này không chỉ để “mua vui” người xem mà chính là để khuyến khích họ. Đừng bao giờ bỏ cuộc, bất kể chuyện gì đang xảy ra.

Những nhân vật anime không chỉ là một bánh răng duy nhất làm nên cả một cỗ máy lớn. Họ là người đánh thức dậy ý thức trách nhiệm, giấc mơ, khát khao chiến thắng và niềm vui ở những người xung quanh. Họ là biểu tượng của tính cách cá nhân, họ đấu tranh vì bản thân mình và chiến thắng của họ là cách người xem “chấm điểm” họ. Nhưng “teamwork” (phối hợp đồng đội) mới là giá trị cao quý nhất. Nó được so sánh như liên minh các quốc gia nhằm tạo ra một thế giới công bằng vậy. Đối với người Nhật, “teamwork” chỉ là tình bạn, tình yêu, lòng tin tưởng chứ không phải là một thứ “công cụ” của các tổ chức lớn. (Người dịch: Tức là teamwork trong anime được coi là những thứ tình cảm gắn bó con người chứ không phải là sự phối hợp của con người nhằm gắn lại thành một “công cụ” cho các tổ chức -> hơi lằng nhằng). Ngay cả một con sói cô độc cũng chỉ thể hiện hết sức mạnh của mình khi cứu đồng loại. Đó là sức mạnh từ sâu xa trong linh hồn mỗi con người. Fushigi Yuuji, Ushio To Tora, Major, Dragon Quest, Rurouni Kenshin đều mang chung ý tưởng này. Khung cảnh có thể không thay đổi, ở đâu cũng có nhưng một nhóm thật sự (real team) chỉ có thể gắn kết với nhau bằng tình yêu và cùng chung lí tưởng về cái tốt đẹp. Một chiến binh sẽ là chiến binh thực sự khi anh ta thuộc về một nhóm bởi anh ta trở nên mạnh hơn và vĩ đại hơn vì nó. Có một thông điệp vượt qua tất cả mọi trở ngại, “teamwork” sẽ vượt qua tính ích kỷ, sự thật sẽ đạp đổ dối trá. Và kết thúc, tình yêu sẽ xoá bỏ hận thù, ánh sáng sẽ làm tan đi bóng đêm…

Lời kết...

Những nhân vật chính luôn để lại những điều cho ta đáng suy nghĩ. Trong Fushigi Yuuji, nhân vật nữ chính Miaka, một nữ sinh bình thường, du hành đến thế giới ảo tưởng thông qua một quyển sách thần kỳ. Kết thúc là Miaka phải quay lại thế giới thực của mình nơi cô không có những người bạn cô hiểu và yêu quí. Nhưng cô nhận ra lòng tin trong cuộc sống thực của mình "Believe in oneself, love others, know that one is loved." Nói cách khác, đừng bao giờ ngừng ước mơ, và cuộc sống này, dù đau khổ, dù tẻ nhạt cũng có thể có rất nhiều báu vật quí giá, nơi con người tìm thấy được chính mình. Những điều bí mật và ẩn chứa sâu sắc trong anime là ở đâu đó, một lúc nào đó, nhất định sẽ có niềm vui làm xoá nhoà vết thương và niềm hạnh phúc, tình yêu bất diệt sẽ sống sót kể cả khi đối mặt với cái chết. Báu vật thực sự trên đời này chỉ đáng giá khi con người ta cố sống và cố tìm kiếm và câu trả lời nằm ở rất sâu nơi con người ta chỉ tìm thấy khi thực sự muốn “đào” nó. Cuộc tìm kiếm có thể đưa con người ta vượt thời gian, vượt không gian, đến những vương quốc màu nhiệm, đến gặp những nhân vật cười, khóc, mơ mộng không giới hạn và sau đó đột nhiên đưa người ta về thực tại, mang cho người ta một chút ánh sáng hi vọng. “Ngày mai sẽ huy hoàng”. Cái thông điệp này được mang từ anime này sang anime khác, manga nối tiếp manga và game trước chuyển sang game sau, khắc sâu vào trái tim người xem.

Đây có thể là một vài bí mật trong tâm hồn Nhật Bản, cái mà rất nhiều người phương Tây hiếm khi thấy rõ, nhưng lại là cái mà rất nhiều người đồng cảm. Nằm sâu trong trái tim của những thương gia, những nhân viên công sở, những samurai, những nhà nội trợ, những sinh viên đang điên lên vì các kì thi là mong muốn một thứ tươi đẹp hơn.

~END~
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:53 am

Các hiện tượng siêu linh trong Manga và Anime

Tóm tắt bài viết của Eri Izawa

Siêu linh là một phần của văn hoá Nhật Bản

Một trong những mặt nổi bật của manga và anime là các hiện tượng siêu linh hoặc siêu tự nhiên. Kể từ “ki” trong võ thuật cho đến các thần chú Shinto để tiêu diệt quỉ dữ, manga và anime đã ngập tràn với các hiện tượng siêu nhiên. Văn hoá Nhật Bản đã tiếp thu nền văn minh Châu Á từ lâu và có hàng trăm năm phát triển võ thuật. Ngay cả thời hiện tại, rất nhiều người vẫn tin vào thần, quỉ và linh hồn của đạo Shinto và đạo Phật. Mỗi đứa trẻ ở Nhật đều lớn lên với hàng chuỗi các câu chuyện ma: từ không mặt nopperabo cho đến những loại khác; sinh viên thì được học những câu chuyện cổ Trung Quốc như 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Võ thuật phương Đông, cùng với yoga Ấn Độ, kết hợp với năng lượng “ki”, như trong phần ‘the Force’ của bộ Star Wars. Ngôn ngữ Nhật cũng dùng từ “ki” khá nhiều; khó mà tránh khỏi việc dùng nó vì nhiều lẽ. Ví dụ, “ki nặng” nghĩa là đang “chán nản”, “ki hợp” (proper ki) nghĩa là “vui vẻ và mạnh khoẻ”. Tò mò về thế giới xung quanh, người Nhật lại không có truyền thống cấm đoán việc tìm hiểu các hiện tượng siêu nhiên. Với một nền tảng các câu chuyện kì bí cộng với kinh nghiệm và sự tò mò, người Nhật đã đưa một cách tự nhiên các hiện tượng siêu nhiên vào manga. Cùng với sự ảnh hưởng của phương Tây, với ma cà rồng, sinh vật ngoài trái đất, cyborg và các nàng tiên cá, người Nhật đã tạo ra sự bùng nổ của những kẻ siêu phàm mang dáng dấp của cả Đông và Tây.

Cách nhìn nhận với các hiện tượng siêu nhiên

Người Nhật coi mọi thứ siêu nhiên là bình thường, ít nhất là trong manga. Những nhân vật trong manga thường lúc đầu không tin những gì siêu nhiên và nhanh chóng chấp nhận hoặc chấp nhận ngay. Nó có thể coi là một cái gì đó thường nhật, không đáng sợ, bí hiểm. Nó có thể được dùng đúng hoặc sai, có lợi hoặc có hại, gây sợ hãi hoặc bảo vệ…

Ngoại cảm và ki. Gần như tất cả các truyện dành cho con trai đều lấy tâm điểm là những mưu đồ, chiến đấu hoặc võ thuật, tức là sử dụng năng lượng “ki” cho mục đích tốt hoặc xấu. Võ thuật phương Đông thường nặng về việc rèn luyện “ki”; điều này có ảnh hưởng nhiều đến văn hoá Nhật. Người ta có thể cảm nhận được sự xuất hiện của người khác từ ở rất xa, như trong City Hunter khi Kaori cảm thấy bị báo động khi không còn cảm nhận được sự tồn tại của Ryo. “ki” chến đấu là hiện tượng bị đánh bật khỏi mộng mị hoặc bắt đầu hành động như trong Ranma ½, mỗi khi Akane bị Kodachi tấn công. “ki” quyết đấu bao bọc những chiến binh như trong Dragon Quest. Đôi lúc “ki” trở thành một cú đánh khủng khiếp. Cả trận đấu thường được dựa nhiều vào “ki” như trong trong Yu Yu Hakusho: người ta có thể đánh bại kẻ thù mà không cần chạm vào đối thủ. Những cuộc đấu như vậy chớp nhoáng hơn trong đời thường nhưng lại có toả ra những dòng khí như lửa cháy.

Siêu năng lượng. Siêu năng lượng được coi như một dạng của ki. Nó cho phép người ta teleport (di chuyển từ điểm này đến điểm khác bằng năng lượng ý nghĩ), telepathy (đọc ý nghĩ của người khác) và cả telekinesis (dùng siêu năng lượng di chuyển các vật ở xa). Các câu chuyện về siêu năng khá phổ biến!! Một ví dụ là trong Chojin Locke, câu chuyện về một cậu bé có khả năng chữa bệnh, teleport và cả telekenisis. Một vài dạng siêu năng lượng khác như trong Jo Jo’s Bizarre Adventure Party, là những loại ki độc nhất vô nhị, là kết hợp của ki, siêu năng lực và cả phép thuật. Ngay cả trong Doraemon cũng có nhiều chuyện về siêu năng lực, giống như cậu chuyện về cỗ máy trong thế kỉ 21 được người ta sáng tạo ra để rèn luyện khả năng đặc biệt của con người.

Thần thoại Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Á Đông Khác.. Bộ truyền thuyết kinh điển của Trung Quốc Suikoden (‘Mép nước’) và những linh vật trấn phương truyền thống (Con công – Nam, Rồng Xanh – Đông) thường rất hay được dùng trong các truyện kể Nhật Bản hiện đại. Phim ảnh, trò chơi điện tử và cả manga như trong Playstation Gensou-Suikoden, Ao no Fuuin và Fushigi Yuugi thường dựa trên những bối cảnh siêu nhiên. Những truyền thuyết về công chúa mặt trăng và con rắn nhiều đầu, Yamata no Orochi ảnh hưởng đến những manga như Doraemon và Queen Millennial. Những đề tài mang phong cách Ấn Độ với những kẻ siêu phàm 3 mắt được dùng trong 3x3 Eyes và Mitsu Me ga Tooru. Rất nhiều từ ngữ sử dụng các từ ngữ trong các phép thuật phương Đông, bùa niệm của Nhật, yoga Hindu, Đạo Phật và Đạo Shinto. Văn hoá phương Đông ảnh hưởng nhiều đến việc sáng tạo ra các siêu anh hùng trong anime, những người sử dụng thần chú và những vũ khí thần linh để summon (triệu tập) những vị thận đạo Phật và đạo Shinto. Sakura trong Urusei Yatsura có khả năng của một đạo sĩ Shinto thời xưa, sử dụng các linh vật Shinto để nhốt các con quỷ. Nuube trong Hell Teacher Nuube sử dụng thần chú đạo Phật để diệt trừ yêu ma.

Những người không thân xác (ma) và linh hồn. Truyện tranh giống như Hisoka Returns và Noside hấp dẫn người xem với những cảnh bắt hồn; nhân vật chính chết và chuyển hồn sang một người khác vừa mới chết. Tuxedo Gin cũng bị ảnh hưởng bởi phương thức chuyển hồn này: một người mới chết đã chuyển sang một con chim cánh cụt. Trong Yu Yu Hakusho, thân thể của Yuusuke vẫn tồn tại trong khi anh ta chu du dưới dạng một con ma. Rất nhiều manga khác cũng có những nhân vật ma như Ghost Sweeper Mikami. Trong Hell Teacher Nuube, ma thường là những linh hồn lạc lối bị trói buộc vào Trái Đất vì những nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Thiên thần và quỹ dữ (angels and demons). Những ví dụ là thiên thần, quỷ dữ, yêu quái, người ngoài hành tinh, động vật có phép thuật, những vị thần… Đáng buồn là quỷ bao giờ cũng có số lượng vượt trội so với thần. Tất nhiên là ko phải bao giờ ‘angels’ cũng tốt và ngược lại không hẳn ‘demons’ là xấu xa theo những quan điểm phương Tây truyền thống. Manga cho rằng rất nhiều yêu quái (và cả con người) mất đi bản tính vốn có của mình vì một sự kiện đặc biệt vẫn có thể hồi tính. Manga và anime cho người ta thấy cái xấu của một kẻ nhưng ngay sau đó giải thích hoàn cảnh xô đẩy. Sự thật là kẻ ‘xấu’ chuyển về phe chính nghĩa sau khi nhìn thấy sức mạnh của tình bạn và lòng nhân ái (ND: Xưa như trái đất)
----> To be continue


Được sửa bởi ngày Wed Aug 08, 2007 6:55 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:54 am

Những điểm tốt trong cách đối xử của Anime-manga với các hiện tượng siêu nhiên

Những người phương Tây cho rằng các lực lượng siêu nhiên là xấu xa và kì dị, những người Nhật thì không như vậy. Hầu hết những nhân vật manga có sức mạnh siêu nhiên đều ở phe ‘chính diện’. Họ giúp đỡ những người đang cần chống lại quỷ dữ. Cũng có lúc, họ bảo vệ những kẻ yếu ớt hoặc những nơi linh thiêng.

Việc tự kiềm chế bản thân và lòng nhân ái giúp nhân vật trong truyện hiểu rõ hơn về ‘kẻ thù’, tránh phải đánh nhau và giúp những kẻ lạc lối quay về đường chính đạo.Cứ thế, đoàn kết, tin tưởng và tình bạn càng gắn bó với nhau. Những sức mạnh đặc biệt giúp sức cho cả đội. Những thành viên của một đội phải vì cả nhóm, và phải chấp nhận cả những người mình không thích. Với những cuộc huấn luyện đặc biệt, họ càng hiểu rõ hơn tự nhiên và ý nghĩa của việc làm người. Có lúc họ than thở về những nỗi vất vả vì những cuộc tập luyện căng thẳng về cả thể xác lẫn tinh thần.

Thông điệp chung là gì? Nỗ lực, tình bạn và sử dụng hợp lý sức mạnh của mình có thể thắng được dù là một sức mạnh bóng tối mạnh nhất.

Vậy thì đâu là những điểm xấu trong việc có quá nhiều những chi tiết siêu nhiên

Anime thường có nhiều cảnh chiến đấu với súng ống hoặc bằng siêu năng lực. Tất nhiên, một câu chuyện yên bình sẽ chả hấp dẫn người xem. Nhìn aikido thi đấu trên sàn đấu rất tẻ nhạt bởi vì người ta lúc nào cũng tránh va chạm. Trong một thế giới bạo lực, những manga chiến đấu thể hiện một khung cảnh đối lập. Dù cho là có siêu năng lực hay không, ‘tốt’ nghĩa là ‘quan tâm đến người khác và luôn giúp đỡ’; ‘xấu’ nghĩa là ‘ích kỷ và phá hoại’.

Cuốn hút hay Giáo dục. Một episode trong Hell Teacher Nuube nói về những sinh viên chấp nhận mất cuộc sống của mình một cách khó hiểu khi chơi với một ouija board (bảng cầu cơ) (ND: không hiểu lắm). Nuube đã giúp họ. Mặc dù manga có ý nghĩa nghiêm túc, nhắc nhở về tác hại của việc dùng ouija board nhưng việc phổ biến nó không hẳn là có tác dụng tốt. Nó giống như thông điệp nhỏ về “làm thế nào để làm người tốt” gắn liền với mọi episode của G.I.Joe. Câu hỏi ở đây là “Người ta cần giáo dục hay cần một bộ phim hay và tỉ lệ cần thiết giữa hai mặt là bao nhiêu?”

Ca ngợi những kẻ xấu ‘đẹp đẽ’. Đôi lúc tỉ lệ thực sự giữa việc giáo dục và cuốn hút rất chênh lệch. Manga và anime đôi lúc ca ngợi cả những kẻ tính tình kì quặc có sức mạnh siêu nhiên. Những con quỷ đôi lúc rất xinh đẹp hoặc đẹp trai, và thực sự tốt là thế nào thì không thể biết được. Liệu đây có phải là lời nhắc nhở vẻ bề ngoài không còn quan trọng nữa?

Rất nhiều manga và anime nói quá nhiều về siêu năng lực và đôi lúc nói quá đáng hoặc nói sai về chúng, có thể là cách ca ngợi quá mức siêu năng (Muốn gì được nấy) cũng có thể về việc chết và gây ra cái chết bằng siêu năng. Các tác giả cần tìm hiểu sâu hơn về cái tự nhiên của cái siêu nhiên và cần biết rõ khả năng của mình cũng như những ảnh hưởng do mình gây nên.

~END~
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:56 am

Cái Nhìn Khái Quát Về Tâm Linh Trong Anime & Manga Nhật Bản

Bài tiểu luận của Eri Izawa - Yukin dịch và edit

Tâm linh - Một phần của văn hóa Nhật

Có thể nói nét đặc trưng riêng nổi bật của Manga và Anime Nhật Bản là sự hiện diện của thế giới tâm linh ,những sự kiện siêu nhiên , phi thường trong các tác phẩm đó. Các hình ảnh về thế giới tâm linh ngập tràn trong truyện tranh và phim hoạt hình Nhật .
Cho đến ngày nay , người Nhật vẫn tin vào sự tồn tại của Shinto (thần giáo) , của đức phật (Phật giáo) , cũng như tin vào sự hiện diện của ma quỷ , của linh hồn .

Mỗi một đứa trẻ Nhật đều được nuôi dạy và trưởng thành với những câu chuyện ma quái về những người khuất mặt đến những bóng ma vô hình . Sinh viên Nhật say mê nghiên cứu những truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc như 108 vị anh hùng lương sơn bạc, những kẻ nổi loạn có năng lực phi thường .
Suốt chiều dài lịch sử của mình , văn hóa Nhật hấp thu kho tàng thần thoại của Châu Á , trải qua hàng ngàn năm chắt lọc , kết hợp với bản sắc truyền thống lâu đời đã tạo dấu ấn khó phai ăn sâu vào văn hóa và đời sống tinh thần người Nhật .

Võ thuật phương Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng đều có nét giống Yoga của Ấn độ - đó là đề cao việc luyện tập , sử dụng năng lượng Ki ( Khí - hay còn được hiểu là năng lực của tư tưởng ). Trong Shinto - Thần giáo ( 1 trong 3 tôn giáo lớn của Nhật ) thì Ki còn là kỹ thuật chiến đấu , xua ma đuổi quỷ và trừ tà .

Tiếng Nhật dùng từ "Ki" 1 cách rộng rãi đến độ hầu như không thể kiểm soát được . Heavy Ki được hiểu như khí phát sinh từ sự tuyệt vọng , đau buồn. Còn Proper Ki lại là khí sinh ra từ sự vui vẻ , hạnh phúc của tâm hồn.
1 ví dụ :Trong Ranma 1/2 chiêu thức Sư tử gầm thét của Lu Đức ( Heavy Ki ) và Mãnh hổ cao phi pháo của Loạn Mã ( Proper Ki ) là bắt nguồn từ 2 loại khí được đề cập trên.
Người Nhật có lối sống "dễ thích nghi" , họ dễ dàng tiếp nhận các nền văn hóa bên ngoài trên một tinh thần Nhật Bản . Ngoài văn hóa của các nước phương Đông, người Nhật còn tiếp nhận văn hóa tâm linh của các nước phương Tây như người ngoài hành tinh , ma cà rồng , người khổng lồ 1 mắt Cyclop , nàng tiên cá .. v.v..
Và theo cách đó , nhưng huyền thọai, truyền thuyết , các hiện tượng siêu nhiên đã đi vào trong thế giới Anime và Manga và trở thành một phần văn hóa Nhật .

~END~


Được sửa bởi ngày Wed Aug 08, 2007 7:01 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 6:58 am

Cách nhìn nhận về tâm linh và những hiện tượng siêu nhiên

Thay vì đầy sợ hãi, nghi ngờ hay k chấp nhận nổi như người phương Tây, người Nhật, trái lại, xem chúng như những sự việc thông thường, chẳng có gì quá đặc biệt, ít ra là trong thế giới Manga. Những nhân vật trong Manga, ban đầu có thể có đôi chút ngỡ ngàng nhưng rồi cũng nhanh chóng chấp nhận, hoặc tiếp nhận ngay tức thì sự tồn tại của tâm linh. Với họ, đó chỉ là những sự kiện thường nhật, hoàn toàn k có gì là kinh khủng, đáng sợ, huyền bí cũng như chẳng có gì buồn cười cả. Nó có thể được sử dụng họăc bỏ xó, tôn trọng họăc coi thường, bị sợ hãi cũng như được trân trọng...

Tri giác ngoại cảm ( extra sensory perception-ESP ) và Ki :

Hầu hết các nam nhân vật chính trong hoạt hình ( và có cả 1 số ít nữ giới ) chiến đấu họăc giao tranh đều biết sử dụng năng lượng tâm linh - Ki để chiến đấu , cả người tốt cũng như kẻ xấu .
Võ thuật phương Đông coi trọng sự luyện tập khí , Những kiến thức về Ki liên tục được mở rộng và kéo dài theo suốt bề dày văn hóa Nhật .
Người ta còn có thể cảm nhân được sự hiện diện của ngừơi khác từ xa . Chẳng hạn như trong City Hunter , Kaori đã nhận biết khi k còng cảm nhận được sự tồn tại của Khí của Ryo nữa .

Sát khí là sự nhận về sự tấn công sẽ xảy đến từ đối phương , nó cảnh báo con người , nhắc họ vào tư thế thủ . Trong Ranma 1/2 , dù Kodachi có tấn công bất kể ở đâu thì Akane cũng đều có thể nhận biết và né tránh - đó là dự trên sát khí của Kodachi .
Đấu khí - khí khi chiến đấu , lúc mạnh mẽ sẽ bao phủ khắp người chiến binh như 1 ngọn lửa bùng cháy . Ví dụ như trong dấu ấn rồng thiêng Dragon Quest , Kitara ..
Đôi khi , Khí mạnh đến nỗi sự tấn công là k thể .
Hầu như toàn bộ những cuộc chiến trong Manga , Anime đều có liên quan đến khí . . Kỹ thuật chiến đấu cao đôi khi cho phép nhân vật có thể đánh bại đối phương mà k cần chạm vào người họ . Đó là những trận đấu diễn ra với tốc độ nhanh như ánh chớp với những vụ nổ bùng sáng tia năng lượng .( Trong YuYuhakusho )

Psionic và Tri giác ngoại cảm ( ESP )

Psionic được coi như là 1 dạng khác của Ki - nó cho phép con người đọc . giao lưu ý nghĩ với người khác ( tri giác ngoại cảm ) , có thể dùng ý nghĩ di chuyển đồ đạc , trị thương ..v.v.. Những câu truyện về Psionic thỉnh thoảng lại lác đác xuất hiện . Một ví dụ tiêu biểu là câu chuyện về Siêu nhân Locke - một con người bất tử có năng lực Psionic siêu phàm .

Có những loại Psionic - như loại được đề cập trong JoJo's Bizorre Adventure Party - là sự pha trộn giữa khí , Psionic và phép thuật , tạo nên một loại năng lực ngoại cảm vô địch .
Thậm chí cả trong Doraemon cũng từng đề cập đến loại tri giác ngoại cảm này . Chăng hạn như trong 1 cuộc tập huấn ở thế kỷ 21 , con người được học cách phân thân để đánh thức và nâng cao tiềm năng của bản thân ( khóa học mà dĩ nhiên Nobita .. thất bại )

~END~


Được sửa bởi ngày Wed Aug 08, 2007 7:01 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 7:00 am

Ảnh hưởng của thần thoại Trung Quốc , Nhật Bản và những quốc gia phương đông khác

Sử thi kinh điển Trung Quốc - thần thoại huyền diệu về Suikoden ( water mảgin ) những phương hướng truyền thống chính ( Chu Tước - Nam , Thanh long - Đông , Bạch Hổ - Tây , Huyền Vũ - Bắc ) v.v.. thường được sử dụng trong Manga của Nhật Bản , Rất nhiều game và Manga như Playstation , Gensou Suikoden , Aono Fuuin và Fushigi Yuugi ( cuốn sách kỳ bí ) cũng đều dựa vào những chủ đề trên .

Chu tước

Huyền Vũ

Bạch hổ

Thanh long


Truyền thuyết về nàng công chúa của vầng trăng , về rắn nhiều đầu cũng có ảnh hưởng đế Anime , Manga Nhật Bản ( Sailormoon , Yamata no Orachi .. )
Bên cạnh đó , chúng ta còn có thể thấy cả những chủ đề đậm nét văn hóa Ấn như những người ba mắt với năng lực phi thường được đề cập trong 3x3 eyes , cậu bé ba mắt và Mitsu Mega Tooru ..
Và hãy còn rất nhiều , rất nhiều nữa ..

Sự pha trộn giữa phép thuật , năng lượng thần thánh , linh hồn , truyền thuýêt duy tâm của Nhật , của phương Đông , Yoga của Hindo , Phật giáo và Shinto giáo .. đã ghi lại dấu ấn nhất định trong làng Anime và Manga , tạo nên đội ngũ những chiến binh tâm linh , dùng thánh ca , kinh Mantra và những nghi lễ đặc biệt ( Mudras ) để tập trung sức mạnh thiện thần thánh , bảo vệ chính nghĩa .
Sakura trong Urusei Yatsura có những kỹ năng của một nữ pháp sư - biết sử dụng những dụng cụ của Shinto để trừ tà , xua ma đuổi quỷ .
Nuube trong Hell Teacher Nuube tụng những bài kinh Mantra ( thần chú của Ấn giáo ) để trừ tà .
Mudras và thiền định giúp các chiến binh và ninja tu dưỡng tâm linh .

Hồn ma và linh hồn :

Phim hoạt hình Hisoka trở về và Noside là những sản phẩm tưởng tượng về sự tráo đổi linh hồn . Nhân vật chính của bộ phim chết đi , rồi nhập lại vào thể xác của ai đó vừa mới chết .
Tuxedo Gin cũng là một tác phẩm có liên quan đến sự tráo đổi linh hồn , chàng trai trẻ mới chết chuyển thành chim cánh cụt .
Trong YuYu Hakusho ( Hành trình Uduchi - Nhất dương chỉ ) , sau tai nạn giao thông , cơ thể Yusuke duy trì trạng thái hôn mê trong lúc linh hồn cậu lang thang khắp chốn .
Có rất nhiều tác phẩm chỉ đơn thuần đề cập đến những nhân vật ma như Ghost Sweepen Mikami chẳng hạn ..
Trong Hell Teacher Nuube , những hồn ma thường là những linh hồn bị ràng buộc lại với trần thế vì có những tâm nguyện chưa hoàn thành hoặc những nhiệm vụ còn đang dang dở .

Thiên thần và ác quỷ :

Thiên thần , ma quỷ , quái vật , người ngoài hành tinh , linh thú , những vị thần lớn nhỏ của truyền thuyết tồn tại trong thế giới Manga như một điều tự nhiên , phổ biến . Thật đáng tiếc , số lượng yêu quái lớn hơn số lượng thiên thần rất nhiều , mà số lượng thiện thần lại còn ít hơn nữa ... Ngược lại , cũng có rất nhiều ma quái không ranh ma quỷ quyệt , độc ác như tín ngường phương Tây đề cập , những Mangaka cho rằng , cái xấu của ma quỷ ( cũng như của con người ) chỉ đơn giản vì họ lầm đường lạc lối mà dẫn đến sai phạm , cho nên , họ hoàn toàn có thể cải tạo và cảm hóa được .
Các tác phẩm Manga và Anime thường để cho người xấu bộc lộ quan điểm , động cơ , kể về cuộc đời của mình cũng như hé lộ những điểm tốt còn ẩn chứa trong họ . Và , thông thường , những người xấu sẽ dần thay đổi , trở về với đường ngay nẻo chính sau khi nhận ra sức mạnh và sự cao quý của tình bằng hữu , của sự hy sinh vô tư lự ..
Họ thường phải trả 1 giá rất đắt cho sai lầm của mình và cũng chấp nhận điều đó để mở ra con đường trở về , để chuộc lại lỗi lầm mà cái chết của tướng quân Baran trong Dragon Quest là 1 ví dụ tiêu biểu .

Thiên đàng , địa ngục , ma giới và linh giới :


Chẳng mấy khi các Mangaka chỉ chia thế giới thành thiên đàng và địa ngục , họ thường chia thành Nhân giới ( thế giới của con người ) , Ma giới ( thế giới của Ma quỷ ) , và Linh giới ( thế giới của linh hồn - nơi mà linh hồn những người chết sẽ đến )
Câu chuyện điển hình thường gặp trong Manga là chuyên về công cuộc bảo vệ Nhân giới khỏi sự bành trứơng của Ma giới . Trong diễn tiến của câu chuyện , nhưng ngừoi anh hùng , những nhân vật chính thường được những yêu quái tốt bụng cùng hỗ trợ , giúp đỡ .. ( Tác phẩm YuYu Hakusho là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại này )
Linh giới cai quản cả Ma giới cũng như Nhân giới , thường rất ít được đề cập đến , chỉ nhắc đến khi 1 nhân vật nào đó chết.

~END~
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 7:04 am

Mặt tích cực của việc sử dụng siêu linh trong Manga và Anime

Người Phương Tây nhìn nhận những hiện tượng siêu nhiên như một cái gì đó thuộc về thế lực thần thánh họăc ma quỷ , nhưng với người Nhật thì khác .
hầu hết những nhân vật có tâm lực siêu nhiên trong Anime , Manga thường ở bên cái thiện , chống lại thế lực ma quỷ . Đó là những con người đầy lòng nhân đạo , biết đấu tranh không khoan nhuợng để bảo vệ người tốt , những người vô tội , bảo vệ lẽ phải .
Kiên quyết đấu tranh nhưng họ cũng sẵn lòng bỏ qua cho kẻ bại trận sa cơ , tha thứ cho người biết sửa đổi , đúng với tinh thần thượng võ Á Đông lâu đời .
Trong Anime , Manga Nhật , nhưng ngừơi keo kiệt , những kẻ hám tiền cũng có lúc làm việc , tiến hành phẫu thuật , trừ tà diệt ma mà không vì mục đích tài chính ( Black Jack - Bác sĩ quái dị )

Và ngay cả những tên côn đồ , vô lại cũng có lúc thể hiện những nét tốt le lói , ẩn chứa trong bản chất của mình .
Sau cùng , với lòng nhân từ , sự nhẫn nhịn tìm hiểu mà những nhân vật chính đi dần đến chỗ hiểu kẻ thù của mình hơn , giúp ngừơi sai phạm nhận lỗi & sửa chữa sai lầm .
Lần lại lần , sau những lúc sát cánh bên nhau , niềm tin và tình bạn dần được thắt chặt tạo nên sức mạnh tập thẻ vô địch . Những thành viên luôn cố gắng chấp nhận cả những điều mà mình không thích vì sự hòa hợp chung của nhóm , luôn tôn trọng quy tắc , điều lệ chung , nếu không sẽ bị khiển trách nghiêm ngặt .
Trong một tập thể , sự hiểu biết , cảm thông sâu giữa các thành viên là điều cốt lõi .Cống hiến hết mình cho công việc , đạt tới mức nhìn thấu được ý nghĩa , bản chất của việc mình làm , ý nghĩa của cuộc sống .Tập luyệ không ngừng , lao động không mệt mỏi dù cho có phải ngã quỵ , họ vẫn luôn tích cực dù là về thể chất hay về tinh thần .
Vậy , thông điệp mà các tác giả gửi gắm là gì ???
Đó là : Làm việc chăm chỉ . tình bạn bền vững và sử dụng năng lượng một cách thỏa đáng , chúng ta có thể đánh bại dù là thế lực ma quỷ hùng mạnh nhất , có thẻ làm được những công việc khó khăn nhất .

Điểm tiêu cực của việc đưa tâm linh vào thế giới Manga - Anime :

Anime thường cường điệu hóa những trận đấu , những cuộc chiến với súng đạn và siêu năng lực , tâm lực . Bởi vì , xét cho cùng thì những câu chuyện hòa bình , nhẹ nhàng , êm ả thường .. không ăn khách . Chẳng hạn cũng tương tự như việc chúng ta thấy kỹ thuật Aikido trên thực tế rất .. buồn tẻ , chỉ bởi vì nó tránh xung đột , không có sự đối đầu , chỉ thiên về phòng thủ .

Trong một thế giới thực tại vốn dĩ đầy ắp những bạo lực ác liệt , nơi mà sự đề phòng là luôn cần thiết thì những cuộc chiến có định hướng trong Manga cung cấp cho con người chúng ta lối thoát , sự giải tỏa . Thế nhưng , nó cũng có mặt trái của nó và đôi khi nó thậm chí trở thành tiêu cực .
Sau cùng , đối với tâm linh cũng như phi tâm linh thì "cái thiện" có nghĩa là hoạt động bảo vệ , xây dựng , và hữu dụng . Còn "cái ác" hàm ý chỉ hành vi phá hoại , ích kỷ , có hại

Xung đột giữa sự hấp dẫn và tính giáo dục :

Trong tập 1 của Hell Teacher Nuube có kể về những học sinh đã cô tình liều mạng sống của mình khi chơi bảng Ouija ( 1 dạng cầu cơ ) và Nuube đã giải cứu họ .
Mặc dù Manga có ghi những lời cảnh báo về sự nguy hiểm của việc dùng bảng Ouija , nói rõ rằng việc sử dụng bảng ấy có thể là không nên , nhưng nó lại tựa như
1 lời nhắn phản tác dụng , tương tự thông điệp ở cuối mỗi tập của bộ truyện G.I.Joe( how to good )
Và câu hỏi then chốt là : Tính giáo dục thực tiễn của những yếu tố ăn khách trên là gì ??

Tán dương ma quỷ :

Đôi khi tỉ lệ tính giáo dục của những điều mê hoặc trên rất thấp , Manga & Anime thường tán dường sự siêu phàm ở những người anh hùng và .. kẻ xấu .
Yêu ma thường rất đẹp trai hay quyến rũ trong khi cái thiện lại hiếm khi được trau chuốt như thế . Liệu đó có phải là lời cảnh báo ngầm gửi về cách nhìn người qua diện mạo bên ngoài ??

Đề cao năng lực tinh thần :

1 vấn đề khác là : " bạn sẽ đạt được những gì bạn thật sự muốn " , Chẳng hạn như những mong muốn , khát vọng được xem là sự hấp dẫn, là năng lực mạnh mẽ trong thế giới tâm linh . Bằng cách ca tụng năng lượng tinh thần , Manga và Anime có thể dẫn người xem , người đọc đi đến chỗ khát khao có được tâm lực siêu phàm ấy .
Rất nhiều học giả , những nhà nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực tâm linh cho rằng thái độ hâm mộ ấy rất nguy hiểm , nó có thể mở ra , dựng nên và đôi khi dẫn đến những cuộc tấn công bằng tâm linh 1 cách vô thức . Số khác thì lại mong muốn được gặp gỡ giao lưu với linh hồn .
Mặc dù 1 vài linh hồn có thể là ma quỷ , nhưng trong hấu hết các Manga thì đa phần các linh hồn đều tốt và đáng tin cậy ?!?

Rất nhiều nhân vật trong MAnga và Anime sử dụng tâm lực siêu nhiên như 1 trách nhiệm . Họ cũng thể hiện mặt hạn chế của tâm linh như có thể bị tấn công bởi chính kỹ năng đó, phải thường xuyên đối diện với nguy hiểm chết người thậm chí phải chết thực sự . Họ cũng nêu cao không nên lạm dụng tâm lực , phải biết bảo vệ và duy trì chúng .
Nhưng dù sao đi nữa , những Mangaka , những nhà xản xuất anime cũng nên nghiên cứu lại bản chất của tâm linh , và xa hơn thế , họ nên xem xét lại ảnh hưởng từ những tác phẩm đầy chất tâm linh của mình đến độc giả .

~END~
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
thanhmeovn
o0o.:Hokage:.o0o
o0o.:Hokage:.o0o
thanhmeovn


Tổng số bài gửi : 111
Age : 30
Registration date : 10/07/2007

Character Sheet
Uzumaki Naruto Uzumaki Naruto:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)
Uchiha Sasuke Uchiha Sasuke:
Lịch sử về Manga&Anime Left_bar_bleue500/500Lịch sử về Manga&Anime Empty_bar_bleue  (500/500)

Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitimeWed Aug 08, 2007 7:05 am

Giới tính và quan hệ giữa các giới trong Manga và Anime

Lược dịch từ bài luận của Eri Izawa

Mặc dù đã bị ảnh hưởng nhiều từ phương Tây, Nhật Bản vẫn giữ lại hầu hết những “đặc điểm” mang tính lịch sử truyền thống của mình. Những quan niệm nặng nề về vai trò của các giới là rất khó để thay đổi hoàn toàn. Quan niệm rằng phụ nữ chỉ là ‘đối tượng tình dục’ như một ‘căn bệnh dịch’ vẫn tiếp tục lây lan trong giới ‘các ông’.

Manga và anime là một trong những sản phẩm phản ánh được cái ‘tâm’ của văn hóa Nhật. Trong suốt thiên niên kỷ vừa qua, quan niệm của người Nhật về các giới và vai trò của các giới đã có nhiều thay đổi. Và nhiệm vụ của manga và anime là phản ánh lại những thay đổi đó.

Truyền thống và hiện đại

Theo quan niệm truyền thống thì người Nhật l‎‎ý tưởng hóa sự ‘thống trị’ của đàn ông và sự ‘phục tùng’ của phụ nữ. Cho dù vậy, người phụ nữ không hoàn toàn ‘không tồn tại’, đặc biệt là trong những năm gần đây. Đã có rất nhiều nhà văn xuất sắc của Nhật là phụ nữ, ví dụ như nữ tiểu thuyết gia Murasaki ở thế kỷ thứ 10. Gần đây cũng có nhiều lãnh đạo ở Nhật là phụ nữ.

Trong thời phong kiến Nhật, phụ nữ luôn bị coi là tầng lớp thứ hai. Cũng có một số phụ nữ được đào tạo để trở thành samurai và ninja. Họ sử dụng naginata, một loại vũ khí dài và giống cây kích. Phụ nữ không được phép sử dụng kiếm cũng như đàn ông không bao giờ sử dụng naginata, một thứ được coi là ‘vũ khí của đàn bà’. Samurai nữ cũng không được phép tự mổ bụng (seppuku). Để tự xử, họ chỉ được quyền dùng một cách ‘nhẹ nhàng’ hơn, cắt cổ họng.

Một người đàn ông Nhật lý tưởng phải là một bậc đại trượng phu, mạnh mẽ và lạnh lùng. Ở nhà, anh ta sẽ ra lệnh cho vợ một cách cộc cằn, “Kyoko, trả!” hoặc “Mayuko, thêm cà phê.” Những người vợ thì sử dụng lời lẽ nhún nhường để nói chuyện với chồng mình. Tuy nhiên, trong nhiều gia đình ngày nay, hai vợ chồng có thể gọi nhau là ‘Mama’ hoặc ‘Papa’. Trong công việc, phụ nữ là người cuối cùng được tuyển và là người đầu tiên bị đuổi. Rất nhiều phụ nữ tốt nghiệp đại học không được gọi vào làm việc, cho dù họ có đủ khả năng. Tất nhiên là vẫn có những phụ nữ thiên tài nổi bật lên trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học đến lãnh đạo nhà nước. Nhưng nói chung thì rất nhiều phụ nữ sau khi cưới, thôi việc và ở nhà chăm sóc gia đình.

Hình khoả thân của phụ nữ xuất hiện ở nhiều nơi - từ ga tàu cho đến trên TV, kể cả trong những giờ chính. Một gia đình Mỹ sống ở Nhật nói, “Lúc đầu thì bọn trẻ nhìn chằm chằm vào TV, nhưng chỉ một thời gian sau, bọn chúng quen với điều đó.” Những cửa hiệu bán sách báo khiêu dâm xuất hiện khá phổ biến. Người ta cũng thường thấy những thương gia đọc sách báo ‘porno’ ở những nơi công cộng.

Đàn ông dành phần lớn thời gian ban ngày của họ ở công ty hoặc những thú vui giải trí công việc ở bên ngoài. Họ tự cho là phải gánh lên vai toàn bộ gánh nặng tài chính cho gia đình. Họ hi sinh bản thân mình cho công việc. Rất nhiều trẻ em lớn lên mà thậm chí không biết rõ về bố mình. Chính vì thế, ngày nay, nhiều phụ nữ Nhật không lấy chồng và tự mình lo lắng lấy tất cả.

Mối quan hệ giữa các giới trong Manga và Anime

Manga Nhật Bản cũng như văn học Anh, đi theo hướng của riêng nó. Những gì viết ở sau đây là về những manga dành cho đông đảo quần chúng chứ không phải loại dành riêng cho người lớn. Trong mục này, tôi sẽ tập trung vào những tác phẩm hướng về (hay dành cho) giới trẻ. Trước hết, chúng ta cần lưu ý những điều chính sau đây:

1. Đa số manga là nhắm vào/ dành riêng cho một giới nào đó và người ta phân loại chúng dựa vào đó. Truyện tranh dành cho con trai thì hình cứng cáp và thường mang tính ‘tranh đấu’. Còn truyện dành cho con gái thì thường mơ mộng, mềm mại hơn, thường tập trung vào mỗi quan hệ giữa người với người.
2. Manga thường là rắc rối hơn, nhân bản hơn, và mang tính triết lý nhiều hơn truyện tranh Mỹ.


Chủ đề 'nam phải mạnh hơn nữ' là rất phổ biến. Phụ nữ, cho dù mạnh mẽ và tự chủ đến đâu vẫn cần phải tìm kiếm một người đàn ông để bảo vệ mình. (Chúng ta hãy chú ý đếm số lần mà người hùng của chúng ta cứu ‘mỹ nhân’ khỏi những tình huống ‘đặc biệt’ hay số lần mà nữ nhân vật chính ngất xỉu khi đi dầm mưa (???) ). Sau đây là một vài nhóm chính đại diện cho truyện tranh dành cho những người trẻ, được phân loại theo quan hệ giữa các nhân vật nam, nữ trong truyện.

• Không bình đẳng. Manga loại này cho cả hai giới đều có chung những mô típ: yêu ớt, khiêm nhường dành cho con gái và mạnh mẽ, lạnh lùng dành cho con trai. Con gái, cho dù rất mạnh, cũng không bằng con trai. Trong những manga dành cho con trai, con gái thưởng là những ‘thiếu nữ yếu ớt’ (damsels-in-distress). Kể cả những nhân vật nữ trong các đội chiến đấu (Ultraman, GoLion Voltron, Cyborg 009) cùng thường xuyên gặp sai lầm. Trong những manga khác, con gái thường ở vị trí cổ động viên, cổ vũ cho bạn trai mình trong bóng rổ, bóng chày, hay bóng đá hoặc trong các trận chiến với ác quỉ hay quái vật. Họ hi sinh lý tưởng của mình cho người đàn ông của họ; mơ ước được chung sống người đó và chăm sóc mọi việc gia đình. Người con trai thường theo đuổi sự nghiệp và dành phần lớn thời gian để làm việc, tập luyện và chiến đấu chứ không phải là để ở bên người con gái. Cuối cùng thì, người con trai đó chiến thằng (trong công việc, chiến đấu hoặc trong thể thao) và được coi là chiến thằng cho cả hai.

Trong những shoujo thì những nhân vật nữ chính thường hết lòng tận tuỵ với ‘người đàn ông của mình’. Từng trang, từng trang nói về người con gái lo lắng, tìm cách tiếp cận người con trai, băn khoăn suy nghĩ liệu anh ta đang nghĩ gì về cô, cô có thể làm gì cho anh… Cô gái luôn tự cho rằng mình kém cỏi nhất nếu đem so với những người con gái khác. Con trai thì thường được miêu tả mạnh mẽ, tin cậy, thông minh, và có năng lực hơn con gái. Nam giới thường là những lãnh đạo hay thầy giáo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những nhân vật nữ chính, bằng sự dũng cảm của chính mình, đứng cạnh người đàn ông trong nhiều tình huống khó khăn.

• Điều chỉnh: Những nhân vật nam giúp những nhân vật nữ trở thành ‘bình thường’, khiến họ trở nên yếu ớt hơn, dịu dàng hơn, phụ thuộc hơn. Trong Maison Ikkoku, Kyoko thôi việc và phụ thuộc vào Godai. Trong 3x3 Eyes, Yakumo giúp Pai trở thành người, mất hết sức mạnh, ‘giống như một cô gái bình thường’. Trong tập hai của Chojin Locke, Locke đã hỏi đối thủ của mình, tại sao không chấm dứt cuộc sống của một cỗ máy và sống một cuộc sống của một người bình thường -- một người phụ nữ bình thường. Trong Kimagure Orange Road, Madoka đã dần dần ‘khuất phục’ kể từ khi nhân vật nam chính giật điếu thuốc và nói với cô rằng, nếu cô tiếp tục hút thuốc, cô sẽ không thể sinh ra một đứa trẻ khoẻ mạnh. Thông điệp ở đây là: Nếu phụ nữ không theo đúng ‘chuẩn mực’ thì họ được coi là bất bình thường. Nam giới phải giúp đỡ họ với vai trò của ngươì bảo vệ, người dẫn dắt.

• Ngang bằng: Rất nhiều shoujo thời gian gần đây, miêu tả những nhân vật nam thì mạnh mẽ hơn còn nữ thì thông minh hơn và kiên quyết hơn. Chính vì thế, cả hai giới phụ thuộc vào nhau, cả trong đời sống riêng tư lẫn trong chuyên môn. Kể cả khi người phụ nữ làm công việc nội trợ, cũng không có nghĩa là cô ta phải tuân theo tuyệt đối lời của chồng, cô có thể tự mình suy nghĩ và làm việc theo ý mình. Cả hai phía sẽ đều có thể phát huy hết khả năng của mình và biết là ai sai, ai đúng. Những tính cách truyền thống không còn quá ảnh hưởng đến họ nữa.

• Đảo ngược:. Oscar (Rose of Versailles, 1974). Mikami (Ghost Sweeper Mikami), Gally (Gunnm) và Natsuki (Natsuki Crisis) đều mạnh hơn, thông minh hơn hẳn những người khác, kể cả những người mà họ yêu. Họ không cho rằng mình bất thường. Họ đấu tranh để trở nên tốt hơn. Nam giới không còn có tác dụng thay đổi người nữ nữa mà họ cũng tham gia vào cuộc đấu tranh, để thay đổi chính bản thân mình. Kết thúc là một mối quan hệ bình đẳng hơn cho cả hai giới.

Không có gì sai nếu như nữ giới lựa chọn con đường hi sinh, cổ vũ cho người đàn ông của họ. Tuy nhiên, nữ giới cũng cần phải có những cơ hội và được động viên để làm việc và tham gia các hoạt động như nam giới. Chỉ có như vậy, rất nhiều người phụ nữ tài giỏi ở ngoài đời mới có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ là việc nhà và giữ trẻ. Những quan niệm truyền thống cần phải được vượt qua. Hơn thế nữa, cả hai giới phải nhìn nhận rõ, cái gì cần phải thay đổi.

Chúng ta hãy cùng nhau xem xét một bộ truyện dành cho con trai nổi tiếng, của nữ tác giả Takahashi Rumiko: Ranma 1/2. Takahashi khẳng định là mình viết truyện cho con trai. Chính vì thế mà trong truyện, người ta có thể nhận ra kịch bản quen thuộc là sự đấu tranh giữa ‘nam tính’ với ‘nữ tính’. Akane xuất hiện lúc đầu, tự tin, nóng nảy và quyết đoán. Cô trả lời khi Ranma trêu chọc về sự thiếu nữ tính của mình: “Nếu tôi yêu một ai đó, có thể tôi sẽ nữ tính hơn”. Câu chuyện tiếp tục, Akane bắt đầu yêu Ranma, trở nên nữ tính hơn và bị động hơn trước. Cô ít tập võ hơn còn Ranma thì ngày càng giỏi hơn. Akane bắt đầu chờ đợi Ranma đến cứu mình. Một phần của điều này là để Ranma chứng tỏ rằng cậu ta yêu cô. (Cũng như trong Urusei Yatsura, Lum tự làm mình bị bắt để Moroboshi đến cứu - bằng chứng chứng tỏ anh ta yêu cô). Tuy nhiên, Akane không phải là một cô gái hoàn toàn ‘vô dụng’. Bởi vì ngay sau khi Ranma cứu cô thì cô cũng cứu cậu ta hết lần này đến lần khác. Mặc dù không muốn công nhận nhưng chắc chắn Ranma đã thua rất nhiều trận chiến nếu Akane không giúp đỡ.

Phải chăng, chính sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau là điều quan trọng hơn cả trong bất cứ mối quan hệ nào?

~END~
Về Đầu Trang Go down
http://diendanngoquyen.goodbb.net
Sponsored content





Lịch sử về Manga&Anime Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử về Manga&Anime   Lịch sử về Manga&Anime Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Lịch sử về Manga&Anime
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Otaku4ever :: Manga&Anime :: Lịch sử_Tư liệu về M-A-
Chuyển đến